Pages

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Thương nhau để đó

Từ bồi hồi, thổn thức đến ngỡ ngàng khi từng câu chuyện lướt qua là những ấy mảnh cảm xúc mà ta đánh rơi một góc nào đó trong cuộc sống khi vội rảo bước quá nhanh, bon chen theo những thứ vật chất trên trên đường đời. Đọc Thương Nhau Để Đó để lắng đọng lòng mình, nhìn nhận về những gì đã qua, để vẫn còn kịp mà bày tỏ tình thương với những người yêu thương. 

Thương Nhau Để Đó không có câu chữ bay bướm mà được viết bằng giọng văn mộc mạc, rất gần, rất thật mà vẫn đong đầy tình cảm. Câu chuyện “Bớt hoài nghi sẽ bé lại” rất đáng để suy ngẫm về những mưu lo, toan tính hằng ngày liệu có xứng đáng để đánh mất đi bản ngã của chính mình. Bớt “hoài nghi” rồi mới thấy mọi người đều có cái tốt, mọi vấn đề đều có thể giải quyết. Hãy nhìn cuộc đời này bằng đôi mắt trẻ thơ, rồi bạn sẽ bình yên.
Nếu những câu chuyện của Hamlet Trương là về sự chiêm nghiệm cuộc sống, thì những câu chuyện của Iris Cao lại mang đến một làn gió lạ đầy nữ tính. Từng câu chuyện, từng dòng chữ như những trang nhật ký, nơi cô gái sẻ chia mạch cảm xúc về một tình yêu mới chớm, hay nỗi khắc khoải da diết của một tình yêu đã qua. Iris Cao khéo léo đan xen những câu chuyện với những lời thổ lộ. Sự kết hợp độc đáo đó khiến cho Thương Nhau Để Đó tự như lời tâm sự của đôi tình nhân trẻ, trải qua hết các cung bậc cảm xúc trong tình yêu.
Đọc Thương Nhau Để Đó để thấy an yên hơn với cuộc sống bộn bề này, để mỗi tối quay về nhà vẫn có nơi để bạn thấy ấm lòng mình hơn và cũng để cho bạn biết quý trọng, nâng niu mỗi khoảnh khoắc cuộc sống, mỗi con người trong cuộc đời bạn.

Tóm tắt nội dung
Tương tự Thời gian để yêuThương nhau để đó thuộc dòng sách cảm thức, gần giống một kiểu nhật kí của người trẻ. Nội dung tạp văn xoay quanh đề tài tình yêu và quan niệm sống của những con người hiện đại, khai thác góc nhìn mới về các vấn đề như tình bạn, tiền, gia đình, tình dục ... Dễ nhận thấy, mỗi câu chuyện trong tập sách của Hamlet Trương và Iris Cao hệt như những dòng note - ghi chép chúng ta thường gặp trên trang mạng xã hội facebook, từng ý nghĩ, tư tưởng, đánh giá được đề cập thật nhẹ nhàng, gần gũi, có cả chất dí dỏm, hài hước vốn có của người trẻ, song, đằng sau mỗi tiếng cười, đằng sau những câu chữ giản dị, thân quen, độc giả lại bắt gặp nhiều thông điệp, lời nhắn nhủ thật ý nghĩa...
32 tạp văn trong Thương nhau để đó được chia làm 2 phần. Nếu độc giả đã từng làm quen với hình ảnh Hamlet Trương trong vai trò một tác giả thì sẽ tiếp tục cảm mến phong cách, giọng văn của anh qua các bài viết thể hiện được chiều sâu của suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm như: Hoa nở hoa tàn; Hãy tin thế đi; Tâm hồn hay thế xác?; Hiệp ước buông tay; Những điều anh ấy không nói; Mẹ về một góc; Gánh nặng; Tờ năm trăm ngàn bay màu; Đồng tiền có luân hồi; Kỳ thị... Những mảng màu - cả tối lẫn sáng - của cuộc sống được phơi bày dưới ngòi bút của Hamlet Trương đều mang một nét khác biệt, không quá dữ dội mà luôn mang lại cho người đọc một sự bình yên lạ kỳ trong tận tâm thức...

”... Tôi là một cậu bé mơ mộng, vâng, ai tuổi này cũng phải biết mơ mộng. Những ai biết mơ mộng còn cần biết thêm một thứ nữa, đó là tỉnh mộng. Giống như tôi vừa đọc trên báo Pháp Luật sáng nay là một phóng sự dài kì về chuyện đào tạo ca sĩ trẻ của một "lò" trời ơi đất hỡi. Có người tung vào đấy 127 triệu để được cái công ty đó dắt đi hát đám cưới, đám ma. Cũng nghe chuyện nhiều cô cậu dưới quê bắt ba mẹ phải lên thành phố đăng kí lớp học thanh nhạc với thầy cô danh tiếng cho mình. Chi phí có khi lên đến 120 triệu một năm. Mà chuyện học xong ra có đi hát được không là chuyện thầy cô không chịu trách nhiệm. Nghe mà tiếc quá, 127 triệu mà đi làm ăn nho nhỏ cũng được chứ bộ! Tôi không dám chê trách hay mỉa mai ước mơ của người khác. Nhưng chân này ta co lên, chân khác ta phải đụng đất. Sự cố gắng và kiên trì chỉ có ích khi mình thực sự thụôc về thứ mà mình khao khát...”

Trái ngược với Hamlet Trương, qua những câu chuyện của Iris Cao như: Thương nhau để đó; Nếu là một cái phao; Ai cũng cần cô đơn; Tay trái phản bội; Anh yêu em thêm một lần nữa; Ướt nắng khô mưa; Chúng ta đã ngăn nắp chia tay nhau; Gái điếm và thằng khùng; Bớt hoài nghi sẽ bé lại..., người đọc lại được tìm đến với những cảm xúc mãnh liệt hơn, có phần gai góc, mạnh mẽ hơn nhưng cũng đầy ấn tượng và sâu sắc. Cuộc sống qua góc nhìn của cô gái trẻ này hệt như một tấm gương, trực diện, thẳng thắn, dù cho có đau lòng nhưng cũng sẵn sàng chấp nhận, vì sống không phải để trốn chạy, không phải để lùi bước. Sống đơn giản chỉ là để đấu tranh cho những gì tốt đẹp nhất mà bản thân mình xứng đáng được tận hưởng...
”... Anh chưa đi sao biết đường không thênh thang. Anh chưa nếm sao biết môi em chẳng ngọt ngào. Anh chưa quay lại sao biết ngày hôm qua đã qua. Anh chưa chạm vào sao biết tim anh chai sạn. ... Và anh chưa thử sao biết lòng anh thôi thiết tha. Khi em biết mình sắm vai người thay thế thì việc tốt đẹp nhất em có thể làm cho em, cho anh và cho chúng ta là em chấp nhận nó. Thời gian nếu không thể cuốn bay những vết cắt nơi tim anh thì em tin những cái ôm chặt vào mùa mưa sẽ khiến anh ấm lòng, những sẻ chia của bộn bề cuộc sống cùng em sẽ khiến anh vững chãi. Em sẽ làm những điều mà quá khứ quyền năng có muốn cũng không làm được. Thế nên... Nếu là một cái phao - em tự hào vì điều đó.”

Thông tin tác giả
Hamlet Trương sinh ngày 22 tháng 9 năm 1988, hiện là ca sĩ, nhạc sĩ gắn liền với nhiều ca khúc được khán giả trẻ yêu thích như: Bụi bay vào mắt; Luật cho người thay thế; Người dưng ngược lối; Hạnh phúc một quân cờ... Bên cạnh việc viết sách, Hamlet Trương còn đang theo học Luật và ấp ủ nhiều dự án âm nhạc. Câu nói yêu thích của anh: Theo quy tắc tỏa sáng, một ngôi sao đặt ở bất cứ đâu nó cũng lấp lánh. Hai cuốn sách của Hamlet Trương: Thời gian để yêu và Thương nhau để đó khi ra mắt được rất nhiều độc giả lẫn người hâm mộ trung thành của anh đón đọc.
Iris Cao - đồng tác giả với Hamlet Trương trong Thương nhau để đó - sinh ngày 14 tháng 3 năm 1988, hiện phụ trách mảng Creative tại Công ty Thế giới Giải trí (Wepro) - một trong những công ty quản lý, đào tạo ca sĩ hàng đầu hiện nay tại Việt Nam.

Đầy ắp tình cảm trong lối suy nghĩ của Hamlet Trương - một chàng trai luôn cười híp mắt mỗi lần gặp tôi. Bình yên là cảm giác mỗi khi tôi "đọc" cậu ấy, cả trong câu chữ lẫn cách trò chuyện. Một trái tim biết yêu thương thì thường đem đến cảm giác lành an cho người đối diện mà! Ngược lại hoàn toàn là Iris Cao, sôi động và nồng nhiệt. Nói chung, hai cảm giác đối lập trong một cuốn sách gây cho tôi hứng thú tột cùng!
Nguyễn Thảo Minh Châu - Tổng giám đốc NewGen Ent, công ty chủ quản ca sĩ Khổng Tú Quỳnh

Tình cảm, chân thật và ngọt ngào! Thú thật thì đến giờ tôi vẫn ấn tượng mãi với "yêu đến từng tế bào". Chúc Hamlet Trương sẽ hạnh phúc hơn những bài hát, những cuốn sách em từng viết"
Quang Chí - Tuần san Hoa Học Trò, quản lý ca sĩ Thuỷ Tiên, Ngô Kiến Huy

Có phải chúng ta đang sống quá nhanh nên nhiều khi đánh rơi mất những thứ xúc cảm ghen tuông, hờn giận, những nghẹn ngào thiết tha cần có thường ngày mà không hề hay biết. Tôi rất thích nhâm nhi những mẩu chuyện của họ để đôi lần tìm ra chính mình, tìm lại những cảm xúc đã làm rơi nhưng được họ "nhặt" và cất hộ...
(Ca sĩ Đông Nhi)

Tôi nghĩ đó không đơn thuần là sự mộc mạc. Họ viết như đang trò chuyện, lối trò chuyện giản đơn, bình dị, thi thoảng lại kèm vào đó những cảm thán bi quan và cả những mơ mộng yêu đương thật hồn nhiên. Có cả những chiêm nghiệm, triết lý rất đại diện của người trẻ tuổi. Nó làm rung nhẹ trong tôi những năm tháng còn trẻ của chính mình. Mơ màng nhìn về cuộc sống…"
Tùng Leo- Người dẫn chương trình truyền hình, Biên tập viên truyền hình (Đài Yan-TV)

Đặt hàng tại đây

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Dạy con kiểu Pháp (Trẻ em Pháp không ném thức ăn)

Bạn chắc hẳn đã nghe thấy câu chuyện này: Một người mẹ Mĩ, đã rất ngạc nhiên khi quan sát những đứa trẻ Pháp ăn ngồi ngoan ngoãn trên ghế, đợi thức ăn, chúng ăn cá thậm chí ăn cả rau. Không có tiếng la hét hay khóc lèo nhèo. Tất cả mọi người đều thưởng thức món ăn của mình. Và cũng không có mảnh vụn nào vương vãi xung quanh bàn của họ. Và đây cũng chính là khởi điểm cho cuộc hành trình của bà tìm hiểu về cách bố mẹ Pháp nuôi nấng các thiên thần của họ.
Pamela druckerman (người mẹ Mỹ ấy) nhận ra rằng mọi chuyện không chỉ khác biệt trong các bữa ăn mà trong cả cách họ cho con ngủ và vui chơi. Ví dụ như tại sao trong hàng trăm lần chơi ở công viên, bà chưa bao giờ thấy một đứa trẻ Pháp nào tỏ ra mất bình tĩnh, cáu kỉnh, giận dữ (ngoại trừ con bà)? Tại sao những người bạn Pháp của bà không phải vội vàng tắt điện thoại khi con họ đòi cái gì đó? Tại sao phòng khách của họ không bao giờ phải bày la liệt đồ chơi, thậm chí phải dựng lều, làm bếp ăn đồ chơi cho lũ trẻ, như cách mà những già đình bà đang phải trải qua? Và nhiều hơn nữa... 

Vậy bí quyết là gì? Liệu bạn và con có thể không “vật lộn” nhau mỗi ngày nữa hay không? Câu trả lời là và chúng nằm trong 14 chương của cuốn sách hữu ích này.


Chương 1: Bạn đang mong chờ một đứa con?
Chương 2: Paris đang Ợ hơi
Chương 3: Ngoan cả đêm
Chương 4: Chờ đã!
Chương 5: Những con người tí hon
Chương 6: Trung tâm chăm sóc trẻ?
Chương 7: Nuôi con bằng sữa mẹ
Chương 8: Chẳng có bà mẹ nào hoàn hảo cả
Chương 9: Bánh thối!
Chương 10: Lời nói bóng gió
Chương 11: Tôi tôn thờ sự gắn bó này
Chương 12: Bạn chỉ cần nếm thử thôi
Chương 13: Tôi mới là người quyết định
Chương 14: Hãy để thằng bé sống cuộc đời của nó.

Trích đoạn sách:

“Có con thật khủng khiếp”

Khi con gái tôi được mười tám tháng tuổi, tôi và chồng quyết định thưởng cho mình một kỳ nghỉ ngắn, sau suốt khoảng thời gian bận bù đầu vì sự xuất hiện của thành viên mới. Chúng tôi chọn một thị trấn ven biển cách nhà vài giờ đi xe lửa và không quên dặn đi dặn lại khách sạn chuẩn bị cho mình một phòng có giường cũi cho em bé.
Tại thời điểm đó, tôi 41 tuổi, và Bean là đứa con đầu lòng của tôi. Bởi vậy, các bạn hãy tha thứ cho tôi khi nghĩ rằng: Không ngờ có con cái lại khủng khiếp như vậy.
Mặc dù đã xác định rõ tư tưởng từ trước chuyến đi, nhưng những gì chúng tôi đã phải trải qua trong suốt kỳ nghỉ còn tệ hại hơn nhiều. Điều đó thể hiện rõ nhất qua các bữa ăn.
Buổi sáng, chúng tôi ăn ở khách sạn, nhưng bữa trưa và tối, hai vợ chồng muốn chọn các nhà hàng ở gần bến cảng với hi vọng sẽ vừa được thưởng thức các món hải sản, vừa được chiêm ngưỡng khung cảnh lãng mạn nơi đây.
Nhưng rồi, chúng tôi nhanh chóng nhận ra, những bữa ăn ấy đã bị một đứa bé đang ở độ tuổi chập chững biết đi biến thành địa ngục.
Lúc đầu, tôi để con gái mình ngồi cùng bàn trên một chiếc ghế cao. Bean không chịu ăn mấy, chỉ thích nghịch ngợm, phá phách. Trong vài phút, con bé đã làm đổ tung lọ muối, xé tan các túi đường, giấy ăn… Nói chung, Bean quậy tưng tất cả những thứ gì xung quanh.
Sau đó, con bé còn đòi bố mẹ bế xuống đất để chơi. Bean chạy khắp nhà hàng, rồi trong nháy mắt, nó mở cổng và lao về phía bờ cảng ngay sát đấy. Lúc đó tim chúng tôi thót lại, vội vã đuổi theo.
Không còn cách nào khác, vợ chồng tôi nghĩ mình cần nhanh chóng kết thúc bữa ăn càng sớm càng tốt. Chúng tôi đành tha thiết yêu cầu người phục vụ dọn luôn các món khai vị cũng như các món chính, tráng miệng ra… cùng một lúc để ăn cho nhanh. Khi chồng tôi mới vừa ăn được vài miếng cá, tôi đã phải vội vàng chạy theo Bean để đảm bảo rằng con bé không đấm đá, kéo áo, giật tóc những người phục vụ hoặc nghiêm trọng hơn là không mất tích trên bờ biển trong vài tích tắc.
Khi ấy, chồng tôi cũng chẳng còn tâm trí đâu mà ăn nên phải thanh toán sớm. Chúng tôi rời bàn ăn với rất nhiều món chưa động tới mà vẫn phải trả thêm một số tiền lớn để xin lỗi và cũng là bồi thường cho bãi chiến trường mà Bean đã gây ra.Trên đường về khách sạn, tôi đã thề sẽ không bao giờ đi du lịch, vui chơi, thậm chí cũng không muốn có thêm bất kỳ đứa con nào nữa. Kỳ nghỉ này càng cho tôi thấy được rằng, cuộc sống vui vẻ, thoải mái của vợ chồng tôi cách đó 18 tháng đã vĩnh viễn biến mất.

Tác giả:
Pamela Druckerman là một nhà báo và tác giả của Bringing Up Bébé (The Penguin Press: 2012), là tác giả của cuốn sách phiên bản tiếng Anh mang tên “French Children Don't Throw Food” (Trẻ em Pháp không ném thức ăn - 2012) và Lust In Translation (2007). Cô là một phóng viên nhân viên tại The Wall Street Journal và đã viết cho tờ New York Times, The Washington Post, The Guardian, The Observer, tờ Financial Times và Marie Claire. Cô đã xuất hiện như một nhà bình luận trên chương trình Today, Oprah.com, BBC Women's Hour, National Public Radio, Public Radio International, Al Jazeera International, France24 and CNBC. Trong cuộc sống gia đình, Pamela Druckerman là một bà mẹ Mỹ với 3 đứa con.

Zinbooks giảm giá 15% cho bạn khi mua cuốn sách “Dạy con kiểu Pháp” từ 26/9 – 29/9, nhấc điện thoại gọi cho chúng tôi với số 096 413 8877, hoặc đặt hàng tại đây: 
Đặt hàng tại đây


Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Này chớ làm loạn!


Tựa truyện làm Hoa Ban tưởng rằng đây là truyện hài nhí nha nhí nhố, nam siêu thông minh, nữ cực ngốc nghếch, kiểu đối đáp “gây shock” hay những tình tiết khó đỡ giống Ăn xong chùi mép, Chờ một ngày nắng hay Sam Sam, tới đây ăn nè!

Kì thực đọc rồi (thật ra là nghe rồi) mới phát hiện truyện này có phần nghiêm túc nhiều hơn bông đùa, một tiểu thuyết tình yêu nhưng lại chứa đựng những triết lý về cách sống, cách làm người. Này, chớ làm loạn! không có điểm nào để phê bình (hay chí ít là cái hay nhiều quá nên cái dỡ không đáng đồng xu), điều khiến Hoa Ban bực mình nhất chính là cái speed của audio. Người đọc khá từ tốn, nhẹ nhàng, chậm rãi, trong khi mình quen đọc ebook với cường độ 8 giây 1 trang. Thế là bộ audio ngốn toi 2 ngày vừa nghe vừa ngủ, vừa nghe vừa ăn cơm, vừa nghe vừa nấu cơm quét nhà, vừa nghe vừa … đi toilet  >_<

Trong truyện có nhiều nhân vật, mỗi người mang một cá tính riêng biệt, với một bản chất đại diện cho lối sống của các bạn trẻ. So với mặt bằng chung thì truyện này quá thực tế, không chút hoang đường, nói quá, phóng đại như các ngôn tình khác. Nếu NXB nào cảm thấy thiếu dự án in ấn thì Hoa Ban nhiệt liệt đề cử bộ này ^^
Mở đầu truyện là kiểu tình huống rất đỗi ngôn tình, dạng như nữ chính tình cờ vớt được một “người đàn ông đặc biệt”, được người ta chú ý và yêu vô điều kiện. Nhưng dần về sau, ta mới hiểu ra, cái mở đâu này là lừa tình để thu hút tính tò mò của người đọc. Khi nam chính kể lại quá khứ trước kia mà nữ chính không nhớ, Hoa Ban mới cảm thấy họ yêu nhau là hiển nhiên vì tình cảm này có gốc rễ căn cơ, có nguyên nhân nguồn gốc. Ở đời không có lửa thì sao có khói? Khó trách nó lại phát triển và tự nhiên như thế. Nhiều khi các bạn xem ngôn tình, coi phim Hàn quen rồi mới dễ dãi chấp nhận kiểu quan hệ “bỗng nhiên”. Bỗng nhiên va phải chàng trai “siêu phẩm” trên đường, bỗng nhiên chàng ta để ý tới nàng, bỗng nhiên người ta che chở cho nàng, rồi bỗng nhiên yêu nàng bất chấp tất cả. Phổ biến nhất là người đàn ông giàu có, lịch lãm, cá tính, mạnh mẽ, hoàn mỹ đi đem lòng yêu thương mãnh liệt một cô bé lọ lem tốt bụng, lương thiện, đáng yêu mà nhà nghèo. Và múa minh họa là các nhân vật phụ đóng vai trò chất xúc tác, họ sẽ trầm trố khi thấy chàng tặng hoa, tặng nhẫn, cầu hôn hay đơn giản là công khai quan hệ của 2 người. Những tình tiết mà “mọi người xung quanh” trợn trừng mắt, há hốc mồm, “cầm rơi xuống đất”, ngạc nhiên vô đối, vân vân và ve ve… sẽ khiến câu truyện lãng mạn hơn chăng? Khiến người thưởng thức khoái trá hơn chăng?
Hoa Ban đánh giá thấp kiểu thị hiếu đơn giản, nhạt nhẽo như trên. Và chính vì thế mà mình thích Này, chớ làm loạn!

Nam chính – Doãn Tắc không phải “đại thần” trời sinh IQ hơn người, dung mạo khuynh thành, khí chất bất phàm, oai phong lẫm liệt. Anh cũng không làm Chủ tịch tập đoàn, Tổng giám đốc, Lão đại xã hội đen gì cả. Anh không mang vẻ nam nhân “lạnh lùng” – tỏ ra ta đây rất pro, rất khác biệt, không ai có thể chạm vào, là một đẳng cấp khác so với phàm nhân xung quanh. Doãn Tắc bình thường như bất cứ người con trai nào bạn đụng mặt trên đường, thân thiện như cậu bạn học ngồi kế bên, trách nhiệm như người anh cả trong nhà và “con người’ như tất cả chúng ta. Dù như thế, trong trí tưởng tượng của bạn, anh ta vẫn là mẫu đàn ông lý tưởng, đẹp đẽ đáng mơ ước. Cái đẹp đó thoát ra từ nhân phẩm đạo đức, tính tình và quá khứ anh ấy trãi qua. Doãn Tắc chẳng học ở trường đại học danh tiếng, đi du học, hay thiên tài bẩm sinh trong lĩnh vực y khoa, kinh doanh hay nghệ thuật nào cả. Anh sớm bước vào đời bởi vì hoàn cảnh buộc phải thế. “Trường đời” mới là trường học tốt nhất, nơi cho ra những bài học khắc sâu trong trí nhớ, nơi tôi rèn bản chất để ta trưởng thành, nơi trãi nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống. Dõan Tắc được bộ mặt xã hội dạy dỗ, nuôi lớn. Anh không thể đĩnh đạt, trí tuệ, toát mùi vị “học thức” như người tốt nghiệp trường đại học danh tiếng, anh không thể một tay che trời, dẫn dắt sự việc theo mong muốn, vững vàng không gì đẩy ngã như mẫu hình nam nhân của nhiều cuốn ngôn tình. Ở Doãn Tắc là sự giỏi giang đã qua rèn luyện, qua nhiều lần thất bại, qua vất vả khổ nhọc. Một người đàn ông thành đạt như thế là có thật chứ không phải kiểu trời sinh đã ngồi mát ăn bát vàng. Tính cách của anh ta rất đáng yêu, khiến người đọc phải cười, nhiều lúc lanh chanh lóc chóc như chuột Jerry, có khi lưu manh mặt dày như du côn đầu đường xó chợ nhưng cũng có lúc anh chân thành và dịu dàng như bạch mã hoàng tử, kiên cường bất khuất như dũng sĩ đứng dạy từ vũng bùn lầy,…khiến nữ chính si như điếu đỗ (Hoa Ban ngơ như đỗ điếu!?)

Nữ chính cũng có cái tôi riêng, không phải người mềm yếu dễ ức hiếp, không phải kiểu chỉ có thể núp sau vạc áo của đàn ông. Ban đầu tuy cô nhát gan và thiếu bản lĩnh như về sau, qua sự ảnh hưởng của Doãn Tắc mà cô trưởng thành hơn, đổi cách cư xử, cách sống, biết đối diện với nghịch cảnh, biết kiên trì như ngọn cỏ dại mà vươn lên. Tình yêu đẹp ở chỗ ngoài cái ngọt ngào ái ái ân ân còn có sự dựa dẫm trong tâm hồn, sự khuyến khích động viên cho nhau, sức mạnh phi thường thúc đẩy nhau tiến bộ trong cuộc sống. Nếu ai chỉ mãi mê theo đuổi cảm giác gần gũi xác thịt, cảm giác được ấm áp yêu chiều, cảm giác dựa dẫm ỷ lại… thì đích thị là bạn chỉ ở cấp độ thấp nhất của Tình Yêu mà thôi!
Tình Yêu trong này thanh sạch như vậy, đẹp đẽ như thế.

Câu truyện tái hiện đầy đủ những cung bậc tình cảm của con người. Ví như tình bạn xúc động giữa Cao Ngữ Lam và Trần Nhược Vũ. Tình bạn qua một lần tổn thương nhưng vì biết hối cãi và quý trọng nhau mà lần nữa sống dạy, mãnh liệt hơn. Ví như tình thân gắn bó yêu thương giữa Doãn Tắc và chị ruột Doãn Ninh cùng với cô bé Nựu Nựu vô cùng đáng yêu. Người chị Doãn Ninh là động lực, là sức mạnh để Doãn Tắc không gục ngã, không khuất phục số mệnh. Anh đương đầu trong ngọn gió để che cản mưa bão cho chị gái yếu ớt sau lưng, để thay thế tình cảm người cha cho cô cháu gái còn quá bé bỏng. Chỉ cần như thế thôi, anh đã xứng đáng với hai từ “vĩ đại”, vì anh đang sống cho người khác, đang gượng sức làm tấm phao cho sinh mệnh khác. Thử hỏi trên đời, tất cả đàn ông đều làm được như thế chăng?

“Hãy thẳng lưng và ngẩng cao đầu…”
“Hãy dùng nụ cười để xem thường mọi khó khăn…”

Cao Ngữ Lam đã học theo anh mà thay đổi bản thân. Đôi khi ngoài cha mẹ, người ta sẽ tìm thấy một “thầy giáo” như vậy trong đời mình. Người đó làm ta có thêm hy vọng, làm cuộc đời tươi sáng, làm con người lạc quan. Tình yêu đem lại những thực tiễn như thế mới có ý nghĩa và vững bền.
Nhân vật nào trong truyện cũng đáng yêu hết (dĩ nhiên trừ phản diện ra). Mình thích nhất là bé Nựu Nựu cùng con chó Man đầu. Một người một con hành động giống như nhau, ngây thơ giống nhau và đáng yêu như nhau. Chỉ cần tình tiết nào dính tới cô bé và con chó là mắc cười và dễ thương hết. Ví như lúc Doãn Tắc phạt Man đầu úp mặt vào tường, lúc nó ngoeo ngoảy đuôi cầu lợi lộc từ người khác. Còn có lúc Nựu Nựu mè nheo, giở thói khôn ranh, lợi dụng bộ mặt baby lừa đảo tình yêu từ người lớn.
Nhân vật bác sĩ Mạnh Cổ cũng đặc sắc không kém. Anh này với nam chính là một đôi địch thủ chuyên đấu võ mồm, hay vô cùng! Bộ truyện còn đặc biệt ở chỗ gây dựng những couple khó ai ngờ. Các nhân vật vì định mệnh mà va vào nhau, rồi một cách ngẫu hứng như sự tổ hợp nhiễm sắc thể mà có cặp có đôi.
Bộ truyện kết thúc mỹ mãn với Doãn Tắc – Cao Ngữ Lam trọn đời có nhau, với Doãn Ninh – Quách Thu Thần tuy trắc trở nhưng vẫn còn hy vọng, với Mạnh Cổ – Trần Nhược Vũ hứa hẹn chuyện tình vui nhộn thú vị phía sau, với Doãn Thù – Ôn Sa mong ước tìm cuộc sống 2 người nơi miền đất hứa.

Tất cả là hạnh phúc và hy vọng. Câu chuyện khép lại với cái HY VỌNG mãnh liệt như thế về tương lai.

Hoa Ban

Đặt mua sách "Này chớ làm loạn"


Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Xách ba lô lên và đi - tập 2: Đừng chết ở châu Phi

“Những ai yêu mến Huyền Chip và theo dõi cuộc hành trình của châu Á của cô trong tập một “Xách ba lô lên và Đi” - “Châu Á là nhà. Đừng khóc!” có lẽ đã đủ kinh ngạc trước cái máu phiêu lưu của cô bạn nhỏ bé này. Đến tập hai, “Đừng chết ở châu Phi”, bạn đọc còn thấm thía hơn trước sự liều lĩnh của Chip. Chỉ có lòng can đảm lấp đầy trong ba lô, Chip hăng hái lên đường ngược xuôi châu Phi hoang dã.

Đi dọc châu Phi một mình mặc những lời cảnh báo từ anh bạn thân Asher, Huyền Chip trải qua cung đường nguy hiểm nhất, đối mặt với cô đơn cùng cục, với cái đói, khát và căn bệnh thế kỷ. Cô trải qua những khó khăn mà mình chưa bao giờ tưởng tượng ra, những thách thức đã trở thành nỗi ám ảnh: bị sáu tên cướp cầm dao dí vào cổ, dân địa phương dai dẳng đeo bám xin tiền… Tuy nhiên, những điều đó không hạ gục được cô bạn nhỏ bé này và châu Phi vẫn là nơi cô mang nợ. Trái tim ấm áp của con người châu Phi khiến tất cả của vùng đất này trở thành nỗi nhớ day dứt trong Huyền.
Xách ba lô lên và đi

Với “Đừng chết  ở châu Phi”, Huyền Chip vẫn cho thấy sự đơn giản, chân thật trong cách viết. Sự thẳng thắn của của một kẻ ưa mạo hiểm pha lẫn chất lãng mạn giúp “Xách ba lô lên và Đi” có sức hút đặc biệt. Trải nghiệm của cô ở châu Phi sẽ thêm lửa cho những ai muốn vượt qua giới hạn của bản thân và bước ra ngoài thế giới để khám phá chính mình.”

---

Viết cho Bim, Hy vọng một ngày nào đó khi lớn lên, em sẽ hiểu điều chị muốn gửi gắm đến em qua quyển sách này.

Lời mở đầu

Với tôi việc viết cuốn sách này thật khó khăn. Không phải do sức nặng của từng câu từng chữ, không phải do thời gian quá bận rộn để không còn sức lực chú tâm mà mỗi khi nhớ lại những sự việc xảy ra ở châu Phi, cảm xúc hỗn độn trong tôi dồn dập trở về. Đôi khi, tôi muốn quay mặt đi để khóc và nhớ.

Châu Phi với tôi là một châu lục của những cảm xúc vô cùng mãnh liệt. Chưa bao giờ tôi thấy yếu đuối như ở châu Phi: cô đơn đến cùng cực, thể chất suy sụp, bị đói, bị bỏ rơi, ám ảnh với căn bệnh thế kỷ. Chưa bao giờ tôi thấy đơn độc như khi bị sáu thanh niên cầm dao dí vào cổ cướp hết đồ đạc mà xung quanh mọi người chỉ giương mắt nhìn. Chưa bao giờ tôi thấy tức giận như khi những hủ tục trọng nam khinh nữ vẫn đầy rẫy khắp nơi, quan niệm cho rằng người nước ngoài nào cũng là túi tiền di động luôn thường trực trong suy nghĩ của họ. Cũng chưa bao giờ tôi thấy muốn đấm vào mặt ai nhiều như khi người ta cứ khăng khăng bảo tôi là người Trung Quốc, khi đám đàn ông hỏi tôi giá bao nhiêu để cưới tôi làm vợ. Nhưng cũng chưa bao giờ trái tim tôi rung động mạnh như khi những anh chàng mặc áo rách nửa lưng rón rén xin được chạm vào tóc tôi vì lần đầu tiên được thấy tóc dài; những cô bé không nói được tiếng Anh, ú ớ chỉ vào đôi dép rách tôi đang đi, không ngần ngại ngồi bệt xuống đất giúp tôi khâu lại; những người dân làng gầy gò, ăn chẳng đủ no nhưng khi thấy tôi đói phải ăn lạc sống đã hốt hoảng chạy về nhà tìm xem có gì ăn được để mang hết ra cho tôi.

Con người châu Phi đơn giản và hoang dã, nhưng trái tim họ rất ấm áp.

Trong trái tim của tôi châu Phi luôn là một châu lục đặc biệt. Khi tôi ở đó, nó ăn mòn tâm trí tôi, khiến tôi phát điên lên. Nhưng khi đi rồi, tôi lại day dứt nhớ. Châu Phi dạy cho tôi cách chấp nhận: chấp nhận rằng văn hoá là khác biệt, chấp nhận rằng cuộc sống đôi khi rất bất công, chấp nhận rằng trong đời cũng có những lúc lực bất tòng tâm, chấp nhận rằng nếu mình không thể sống cuộc sống của người khác thì không được chỉ tay năm ngón phán xét đúng sai. Tình cảm của tôi với châu Phi không đơn giản chỉ là yêu và nhớ. Tôi mang nợ châu lục này, mang nợ con người nơi đây và tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm với họ. Đây là một châu lục bị hiểu nhầm.

Tôi hy vọng rằng cuốn sách này của tôi sẽ phần nào giúp mọi người có cái nhìn thực tế hơn về châu Phi.

I HAVE A DREAM...


Ai sinh ra cũng mang trong mình một mơ ước. Những mơ ước thời thơ ấu vẫn cứ tồn tại mãi qua nhiều năm tháng cuộc đời. Và cho đến khi về với cát bụi, có nhiều ước mơ vẫn còn đó như sự vương vấn mà chúng ta để lại với cuộc sống này - một cuộc sống vốn dĩ rất tươi đẹp.

Khi bắt đầu đọc bản thảo tập hai của Xách ba lô lên và đi, tôi nhớ đến một câu nói của Martin Luther King: I have a dream... Những chặng đường mà Huyền Chip đã đi qua giống như hành trình đi đến với chính cốt lõi bản thân mình. Chip đi để đến gần hơn với sức chịu đựng của mình, đến gần hơn với những điều mình mong mỏi khám phá. Đôi khi tôi cảm tưởng như bạn đang hành xác để nhận thấy những điều mình có thật sự quý giá. Như một cuộc hành hương về thánh địa, cuối cùng bạn luôn đến đích. Và tôi đã say mê, đã miệt mài đọc để đồng hành cùng bạn.

Tôi tưởng như chính mình dấn thân vào con đường nguy hiểm nhất châu Phi, đứng trước đồng cỏ với từng bầy hổ báo, hươu nai đang lao vào cuộc đấu tranh sinh tồn. Những làng mạc nghèo đói, những thành phố đổ nát, cướp biển, khủng bố, chiến tranh dường như chưa bao giờ khỏa lấp được hình ảnh một châu Phi xinh đẹp và hình ảnh Chip lẫn vào trong đó, luôn ấn tượng hơn bao giờ hết. Lúc đó tôi đã có suy nghĩ rằng tại sao tôi không thử đi một lần để ngắm nhìn thế giới. Như một đứa trẻ học vần, lần đầu tiên tôi thấy mình muốn làm theo một ai đó và một việc người khác đã làm khiến tôi thấy thú vị đến nỗi cũng muốn làm theo.

Chip tự nhận mình không phải là nhà văn và không bao giờ muốn dùng những từ đao to búa lớn. Bạn đơn giản chỉ là đang ghi lại những gì trên những con đường bạn đã đi qua. Nhưng chính lối nghĩ mộc mạc ấy đã khiến văn phong của Huyền Chip cuốn hút một cách đặc biệt. Những đoạn đối thoại ngây ngô với người bản xứ, những tình huống dở khóc dở cười, hiểm nguy trước mặt mà cứ như một trò game dã chiến. Tất cả những điều đó khiến Xách ba lô lên và đi 2 có một sức hấp dẫn khó cưỡng lại được.

Tôi nghĩ rằng, độc giả sẽ tìm thấy niềm say mê rất lớn ở cuốn sách này. Và, nó cũng sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều bạn trẻ khác thực hiện những điều mà mình chưa dám làm vì còn e ngại. Đối với riêng tôi, biên tập cuốn sách này là một hành trình nho nhỏ qua từng câu chữ để đem đến cho bạn đọc một châu Phi thú vị, một Huyền Chip chưa bao giờ hết thú vị. Cuốn sách sẽ nằm trong tay bạn, đó là niềm hạnh phúc rất lớn của tôi và những người đã góp phần hoàn thành cuốn sách này. - (Lời Người Biên Tập)

Thông tin tác giả:
Huyền Chip ở châu Phi
- Tác giả: Huyền Chip
- Sinh ngày: 19/9/1990
- Mười bảy tuổi, Huyền Chip tổ chức chiến dịch Free Hugs lớn nhất Việt Nam.
- Mười chín tuổi, cô  trở thành điều phối viên tại Việt Nam của chiến dịch SEAChange 2009.
- Hai mươi tuổi, Huyền Chip bỏ công việc trong mơ đang có ở Malaysia để theo đuổi khát vọng “đi để trải nghiệm”.
- Hai mươi hai tuổi, xuất bản cuốn sách “Xách ba lô lên và đi” và trở thành hiện tượng trong giới trẻ.

Các tác phẩm đã xuất bản:
- “Xách ba lô lên và Đi” - Tập 1: “Châu Á là nhà. Đừng khóc !”

Nhận xét:

"Cô gái nhỏ nhắn nhưng rất mạnh mẽ" - GS. NSND. Nguyễn Lân Dũng

"Ngẫu hứng, yêu đời, quái, hết mình và thông minh." - An Ninh Thủ Đô

"Cô tên Huyền Chip, cô gái "xách ba lô lên và đi" đã trở thành một hiện tượng trong giới trẻ. Cô thật sự là một người truyền cảm hứng, khơi dậy ước mơ được đi và khám phá của không ít người." - Vietnamnet

"Đi đâu, làm gì, hễ cứ nhắc đến "phượt", "du lịch bụi" là người ta lại xôn xao về câu chuyện của Huyền Chip." - Mốt & Cuộc Sống

"Một hiện tượng phát hành" - Hà Nội Mới

"Cuốn sách bán chạy nhất năm 2012" - Tiki.vn

"Rõ ràng cô Huyền Chip chỉ muốn dùng tên của tôi để câu khách." - Leonardo Da Vinci

"Cháu xin Visa như thế nào?" - Nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan

TRÍCH ĐOẠN SÁCH:

1. This time for Africa!

Trước khi đến châu Phi, lục địa này hoàn toàn là một điểm đen trong tâm trí tôi, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tôi thật sự không biết một tí tị tì ti gì về châu Phi. Khi nghe nói tôi chuẩn bị sang Ethiopia, Asher hỏi: “Bay sang Addis Ababa à?”. Tôi ngớ người ra: “Addis Ababa là gì?”. Anh chàng sạc cho tôi một trận:

- Là thủ đô của cái nước mày chuẩn bị qua đấy. Chả biết gì về châu Phi mà cũng đòi sang.

- Ơ hay, vì không biết gì về châu Phi nên mới phải sang để mà biết chứ!

Phần lớn tên các nước châu Phi tôi chưa nghe đến bao giờ, đừng nói đến thủ đô của chúng. Xin visa thế nào, đi lại ra sao, ăn tiêu cái gì, tôi cũng chưa thể hình dung. Tất cả những gì tôi biết về châu Phi chỉ là hạn hán, nạn đói, nội chiến... đọc được trên báo chí và những kinh nghiệm nửa kiểu chia sẻ, nửa kiểu răn đe của Asher. Cách đó ba năm, trong chuyến xách ba lô lên và đi của mình, anh cũng đã làm một chuyến đến châu Phi. Nhưng kế hoạch tươi đẹp đi dọc chiều dài châu Phi từ Ai Cập xuống Nam Phi của anh chỉ thực hiện được đến Uganda là anh phải bỏ của chạy lấy người, bay thẳng về châu Âu, trở lại với thế giới văn minh.

- Châu Phi là như thế đấy mày ạ. Tao cũng không biết phải giải thích thế nào. Người dân ở đấy nghĩ rất khác, sống rất khác, mọi chuyện cứ như xảy ra theo một quỹ đạo khác. Thái độ không phải là thù địch nhưng rất khó chịu. Ngày ngày nó cứ găm vào tâm trí mày, ăn mòn sức chịu đựng của mày đến mức mày không chịu được nữa phải nổ tung ra.

Một đứa coi trời bằng vung, chẳng sợ gì chỉ sợ chán như Asher mà còn nói như thế thì không biết châu Phi thực sự như thế nào?

- Nhưng mày cứ đi đi. Mày đến từ Việt Nam, có khi mày lại thích nó.

Câu nói của Asher làm tôi suýt sặc.

Sau khi nghiên cứu bản đồ và thăm dò thông tin trên mạng, tôi quyết định mình sẽ đi dọc bờ phía Đông của châu Phi, cái trục mà dân đi bụi hay gọi là Cairo - Cape Town theo tên của hai thành phố ở hai đầu Bắc Nam của châu lục này. Nhưng sau hơn một năm xách ba lô lên và đi, tôi đã thấm thía được rằng tất cả chỉ mang tính tương đối. Lịch trình có lập ra âu cũng chỉ để đối chiếu. Đi rồi mới biết chẳng có gì là giống như mình lên kế hoạch cả. Tôi chỉ có thể định hình hướng đi của mình là như thế và đánh dấu một số điểm đến không muốn bỏ qua, còn lại đường đi nước bước cụ thể thế nào thì phải tuỳ cơ ứng biến.

Nước tiếp theo sau Ai Cập trong trục đường của tôi là Sudan. Mặc dù đã nghe kể quá nhiều về cảnh đẹp như mơ và những con người quá ư thân thiện của đất nước này nhưng tôi đành cắn răng bỏ qua vì với visa Israel trong hộ chiếu thì đừng hòng chính quyền Sudan cấp visa cho tôi. Lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa, tôi đành đặt vé bay thẳng từ Ai Cập xuống Ethiopia. Để lấy được visa đi Ethiopia cũng không phải chuyện đơn giản. Ban đầu, tôi xin visa từ đại sứ quán Ethiopia ở Ai Cập thì bị từ chối thẳng thừng vì họ chỉ nhận hồ sơ của những người sinh sống tại Ai Cập thôi. Tôi đưa ra lý do là Ethiopia không có đại sứ quán ở Việt Nam thì họ bảo tôi sang nước lân cận như Thái Lan hay Trung Quốc để xin. Tôi nhờ đại sứ quán Việt Nam ở Ai Cập tác động cũng không được. Nghĩ họ cố tình làm khó mình, tôi đã cáu đến mức thề sống thề chết sẽ không thèm sang Ethiopia nữa. Nhưng khi sang đến Israel, tình cờ đi qua đại sứ quán Ethiopia, tôi quên hết ân oán giang hồ vào xin tiếp. Ai ngờ bác phụ trách visa chỉ hỏi tôi mấy câu rồi gật đầu cái rụp. Mười lăm phút, hai mươi lăm đô là tôi đã có visa sang Ethiopia ba tháng.

Những tưởng có visa, có vé máy bay là có thể ung dung cất cánh, nhưng rồi tôi vẫn bị một phen đau tim ở Cairo. Số là tôi không có visa vào hẳn Ai Cập, mà chỉ được phép vào khu vực Sinai. Sinai cũng thuộc Ai Cập, nhưng bán đảo này có chính sách visa riêng. Họ miễn visa cho bất kỳ ai muốn đi du lịch ở đây. Để tiết kiệm tiền, chuyến bay Sinai - Ethiopia của tôi có quá cảnh ở Cairo, Ai Cập. Khi xuống đến Cairo, tôi phát hiện ra mình hạ cánh ở sân bay nội địa của Cairo, tức là có thể thoải mái ra ngoài mà không phải đi qua hải quan. Thế là tôi tranh thủ đến thăm gia đình Amr và những người bạn tôi quen ở đây, không quên cầm theo số của đại sứ quán Việt Nam ở Ai Cập để chẳng may có bị kết tội nhập cư bất hợp pháp thì còn có người để cầu cứu. Nhưng thật may, ngoại trừ nửa tiếng bị giữ lại ở sân bay để kiểm tra thì không có chuyện gì xảy ra cả.

Chuyến bay của tôi khởi hành lúc hai giờ năm mươi sáng. Cảm nhận đầu tiên trên chuyến bay đầu tiên ở châu Phi của tôi là nó hơi... hôi hôi. Lúc đó tôi đã thầm nghĩ: “Đúng là châu Phi”. Do không biết gì về Ethiopia, tôi đã hy vọng lên máy bay có thể hỏi chuyện người ngồi cạnh, nhưng bác ngồi cạnh tôi vừa đặt mông xuống là ngủ như chết.

Lạnh!

Châu Phi mà lại lạnh làm tôi cứ nghĩ mình vẫn còn mơ ngủ mà bước nhầm xuống trời cuối thu Hà Nội chứ! Cái lạnh Ethiopia không gay gắt như cái lạnh trên dãy Himalaya nhưng cũng đủ làm tôi rùng mình, cảm giác như vừa bước ra khỏi chăn sáng sớm đầu đông vậy. Những người xung quanh tôi rục rịch khoác thêm áo lên người nhưng tôi kiên quyết không mặc áo khoác. Tôi muốn để cái lạnh thấm vào từng thớ da thớ thịt, hít một hơi thật sâu để cái lạnh ngấm vào cả gan, cả phổi, để gió len lỏi vào từng chân tơ kẽ tóc, để không bao giờ có thể quên cái lạnh đầu tiên của tôi ở châu Phi. Châu Phi ơi, còn bao nhiêu bất ngờ đang đợi ta ở phía trước nữa?


2. Tìm việc ở Addis Ababa

Mika có lẽ là người đầu tiên tôi gặp để râu quai nón mà nhìn vẫn hiền như cục đất. Tóc anh không xoăn dính sát đầu mà lại xù lên như đống rơm nên cứ rảnh là anh phải đi tết tóc. Anh sống cùng bạn gái Corine ở trong một căn hộ chung cư nằm ngay trên đường Boleh, con đường chính của thành phố - nơi tập trung các đại sứ quán. Đôi này có lắm cái buồn cười. Mika có vóc dáng điển hình của con trai Ethiopia: gầy và nhỏ. Trong khi đó, Corine lại có vóc dáng điển hình của con gái Bỉ: to và cao. Thế là khi xem phim, Mika không bế bạn gái mà ngồi vào lòng bạn gái. Mika lâu lâu lại thèm thuốc lá, trong khi bạn gái anh thì rất ghét mùi thuốc. Thế nên thỉnh thoảng, anh giả vờ lẩn ra ban công hóng gió. Corine từ trong phòng gọi ra:

- Anh yêu ơi, anh làm gì lâu vậy? Anh lại hút thuốc à?

- Anh đứng đây cho mát thôi, đâu có hút thuốc đâu.

- Lát nữa anh phải hôn em ngay mà không được đánh răng đâu đấy. Anh biết là em rất tinh, ngửi là biết có hút thuốc hay không.

- Em ơi, cả tuần nay anh mới hút điếu này là điếu đầu tiên - Mika đổi giọng ngay - Anh đã cố lắm rồi đấy nhưng lực bất tòng tâm, vứt bao thuốc xuống rồi lại phải nhặt nó lên. Anh chỉ hút một điếu thôi mà, anh năn nỉ đấy.

Tôi ngồi nghe mà cười đau hết cả ruột.

Vì Corine bận làm luận án thạc sĩ, tôi nói chuyện với Mika nhiều hơn. Anh hiền khô và tốt bụng kinh khủng. Biết người nước ngoài không mua được SIM ở Ethiopia, anh mua một SIM để ai đến ở nhờ nhà anh thì anh cho mượn. Biết tôi hết tiền, anh chỉ cho tôi cách kiếm tiền.

- Em viết tốt thế lên oDesk nhận việc về mà làm. Đầy công việc viết lách.

- oDesk là gì anh?

- Trời, trang web lớn như thế mà em không biết à?

Đùa anh chút cho vui, tôi mang tiếng làm việc trên internet bao nhiêu năm mà lại phải để một bạn người châu Phi dạy về cái này à? oDesk là trang về việc làm tự do lớn nhất thế giới. Các công việc trên này chủ yếu là lập trình, thiết kế, viết lách. Tôi tạo một hồ sơ, giới thiệu về kỹ năng của mình rồi apply một số công việc nhưng chẳng có ai nhận tôi cả. Mika bảo tôi phải kiên trì. Những người mới thường khó tìm việc hơn vì hồ sơ của họ chưa có gì để làm chứng. Hơn nữa công việc ở đó tuyển rất nhanh. Người ứng tuyển hầu như lúc nào cũng phải online trong khi tôi không có internet thường xuyên. Internet ở Ethiopia vẫn do nhà nước độc quyền nên rất đắt đỏ. Nhà Mika chỉ có một cục 3G, khi nào anh không dùng thì tôi mới mượn được. Tôi quyết định vẫn nộp đơn trên oDesk nhưng vẫn ra ngoài tìm thêm việc. Yêu cầu của tôi rất đơn giản: chỉ cần đủ tiền ăn và tiết kiệm được một chút là được. Mika bảo có thể cho tôi ở nhà miễn phí đến khi nào tôi có đủ tiền đi tiếp.

Chiến lược tìm việc của tôi cũng rất đơn giản: ra đường thấy đâu có việc thì xin. Những chỗ có thể có việc cho tôi là các nhà hàng, quán cà phê, khách sạn. Lý do đầu tiên là những công việc này thường không đòi hỏi quá cao, có thể làm thời gian ngắn mà không cần work permit (giấy phép làm việc). Lý do khác là tôi thích những công việc dịch vụ thế này: nhẹ nhàng, không phải nghĩ nhiều mà lại cho tôi cơ hội quan sát người dân bản xứ. Đến đâu xin việc người ta cũng tưởng tôi nói đùa.

- Em là faranji mà lại phải xin việc ở Ethiopia à?

- Faranji hết tiền thì cũng phải làm việc chứ.

- Faranji mà lại hết tiền à?

Người ta phá lên cười “Faranji” trong tiếng Amheric có nghĩa giống “Tây” trong tiếng Việt mình vậy. Giống như nhiều người Việt Nam mặc định Tây là giàu, người Ethiopia mặc định cứ “faranji” là có tiền. Nghĩ ra cũng có lý. Cứ ai có tiền đến được nước họ là giàu hơn họ rồi. Tôi bị từ chối không phải vì tôi không làm được việc, mà vì “chỗ này xấu xấu bẩn bẩn, không xứng để cho một faranji như em làm”. Chán nản, tôi uể oải bước vào một quán cà phê ở cuối đường. Cả ngày hôm nay đi bộ nên chân tôi đã mỏi nhừ. Anh chủ quán sau khi nghe tôi kể lể thì rất thông cảm. Anh bảo là anh sẽ xem xét.

- Em không ngại việc chân tay đâu. Cho em làm bồi bàn cũng được.

- Không, không, faranji như em sao lại đi phục vụ bàn. Em có biết về marketing không?

Marketing thì đúng nghề của nàng. Sau khi nghe xong về kinh nghiệm làm việc của tôi, anh chủ quán rất hào hứng. Anh bảo anh cần người phụ trách marketing, giúp anh tổ chức các sự kiện cho quán.

- Nếu em chịu, em có thể bắt đầu làm việc ngay với mức lương tám trăm birr một tháng. Ăn hai bữa quán lo. Chỗ ở anh sẽ sắp xếp cho em.

Tám trăm birr tức là khoảng năm mươi đô lúc bấy giờ. Như vậy, nếu chỉ  làm việc mà không tiêu bất cứ một thứ gì, tôi phải làm khoảng bốn tháng mới có thể tiết kiệm được hai trăm đô. Ấy là mức lương đấy đã cao hơn rất nhiều mức trung bình của công việc mà ban đầu tôi định xin. Nói chuyện nhiều với những người phục vụ bàn ở đây, tôi được biết thu nhập hàng tháng của họ khoảng ba trăm birr. Tôi thực sự không hiểu làm thế nào mà người ta sống được chỉ với mức thu nhập đó. Nhưng rồi nghĩ lại, con người là một loài có khả năng thích ứng vô cùng mãnh liệt. Kiếm được nhiều, tiêu nhiều. Kiếm được ít, tiêu ít. Ngày trước học cấp ba, một mình ở Hà Nội, tôi nhớ mình cũng chỉ tiêu hết ba trăm nghìn một tháng.

Tôi cảm ơn anh chủ quán, nói rằng mình sẽ suy nghĩ về lời đề nghị này rồi đi bộ về nhà Mika.

Đặt mua sách tại đây

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Điệp viên hoàn hảo X6

Phạm Xuân Ẩn, một cái tên chứa biết bao điều bí ẩn, không chỉ với người Việt Nam, mà đối với cả rất nhiều chính khách và báo chí thế giới, đặc biệt là báo chí Mỹ. Người ta đã bình luận, tranh cãi, phỏng đoán và viết rất nhiều về ông, thậm chí còn làm phim tài liệu nhiều tập về ông, nhưng dường như còn có quá nhiều điều vẫn chưa được làm sáng tỏ. Cho đến khi một người Mỹ bắt tay vào cuộc… Đó chính là Larry Berman, nhà sử học, giáo sư chính trị học thuộc đại học California, một chuyên gia xuất sắc chuyên nghiên cứu về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ. Năm 2007, quyển sách Perfect Spy - The Incredible Double Life of PHAM XUAN AN Time Magazine Reporter & Vietnamese Communist Agent (Điệp viên hoàn hảo – Hai cuộc đời khó tin (hay cuộc đời hai mặt theo cách gọi của Phương Tây về   Phạm Xuân Ẩn, phóng viên tạp chí Reuters, Time và tướng tình báo Cộng sản Việt Nam)) của Larry Berman được xuất bản lần đầu tiên tại Mỹ đã gây chấn động dư luận Mỹ, kiều bào Việt Nam ở Mỹ và cả ở Việt Nam. Vì trước khi quyển sách này ra đời, rất ít người biết và hiểu về tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, mặc dù ông là một nhân vật huyền thoại của chiến tranh Việt Nam. Có lẽ bởi vì cuộc đời của Phạm Xuân Ẩn, cũng giống như tên của ông, chứa đựng nhiều bí ẩn về con người và sự nghiệp của một nhà tình báo vĩ đại, tài năng và bản lĩnh nhưng lại vô cùng khiêm nhường, bình dị.

Cuốn sách hấp dẫn về tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn
 Phạm Xuân Ẩn (sinh ngày 12/9/1927, mất ngày 20/9/2006) tham gia hoạt động cách mạng từ đầu thập niên 1950, năm 1953 được kết nạp Đảng và được giao nhiệm vụ hoạt động điệp báo. Nhằm tạo vỏ bọc tốt hơn để có thể thâm nhập sâu hơn vào giới chức chính quyền và quân đội Sài Gòn, năm 1957 ông được cấp trên bố trí cho sang Mỹ học ngành báo chí. Năm 1959, Phạm Xuân Ẩn về nước, làm việc cho Hãng tin Reuters và sau đó là tạp chí hàng đầu Time, New York Herald Tribune của Mỹ. Với kiến thức uyên bác, hiểu biết rộng, cương trực và tài năng giao tiếp, ngoại giao khác biệt, độc đáo theo kiểu lãng tử, hào hoa, ngang tàng, “chửi thề như bắp rang”, xuất hiện với phong cách thượng lưu, thừa hưởng văn hóa được đào tạo chính qui từ Mỹ, ông đã thâm nhập và là bạn tri kỷ với các tướng lĩnh, trùm an ninh mật vụ cả Mỹ và Sài Gòn, giới báo chí Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ cũng như các chính khách chóp bu của chính quyền Sài Gòn để khai thác những thông tin tuyệt mật mang tầm chiến lược cho cuộc đối đầu của Bắc Việt Nam với Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Cuộc đời hoạt động tình báo đầy ly kỳ hấp dẫn nhưng cũng vô cùng hiểm nguy của Phạm Xuân Ẩn với bí danh X6 thuộc cụm tình báo H63 được thể hiện một cách trung thực, sinh động trong cuốn Điệp viên hoàn hảo X6 được bổ sung cập nhật mới.

Sau 6 năm, cuốn sách với những thông tin có giá trị lịch sử giờ đây lại được ra mắt bạn đọc qua một bản dịch đầy đủ và cập nhật nhiều thông tin chưa từng được công bố do chính Phạm Xuân Ẩn tiết lộ với tác giả Larry Berman có ghi âm. Với lời hứa chỉ được công bố những thông tin này từng giai đoạn sau khi Phạm Xuân Ẩn mất, Larry Berman đã mất 6 năm để cân nhắc để từng bước công bố thông tin của người đã khuất.

Trong ấn bản lần này, ở đầu sách có lời cảm nhận của nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, với tựa đề “Nhớ mãi một con người”, trong đó có đoạn: “Phạm Xuân Ẩn là nhà tình báo chiến lược cực kỳ quan trọng. Anh đã sống một cuộc đời đầy nhiệt huyết giữa hai chiến tuyến, hai làn đạn. Một nhà báo Reuters và Time được cả chính khách Mỹ nể trọng. Một tình báo, một người yêu nước thật sự đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp giải phóng dân tộc với một nhân cách đặc biệt, một tấm lòng của một người Việt Nam chân chính. Hiếm có một nhà tình báo nào trên thế giới để lại những bí ẩn và tình cảm tốt đẹp cho mọi người từ cả hai phía như nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn”.

Trong bài Một phần của hình hài Tổ quốc viết cho ấn bản mới cuốn Điệp viên hoàn hảo, ông Đào Văn Lừng, Vụ trưởng, Trưởng cơ quan Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định: “Thiếu tướng-Anh hùng LLVT - đó là sự vinh danh của Tổ quốc dành cho nhà tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn. Nhưng tên tuổi của Ông còn đi xa hơn thế, đặc biệt với những người bên kia chiến tuyến. Điều lạ lùng là ngay cả khi nhiệm vụ thực sự của Ông được công bố, Phạm Xuân Ẩn vẫn giành được sự kính trọng và ngưỡng mộ tuyệt đối từ những đối thủ của mình! Hàng loạt các chính khách, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu… từ Mỹ nva2 trên thế giới khi đến Việt Nam đều mong muốn được diện kiến ông là một minh chứng! Đặc biệt giáo sư, nhà sử học Mỹ Larry Berman đã dành nhiều năm với gần 30 lần bay từ Mỹ đến Việt Nam để gặp và phỏng vấn “đối thủ”lớn của ngành tình báo Mỹ sừng sỏ cho thấy sự hấp dẫn của Phạm Xuân Ẩn – một người do chính nước Mỹ góp phần “đào tạo” nên!”

Ấn bản mới này có bổ sung Lời giới thiệu của tác giả cho lần tái bản 2013 “Sáu năm sau: hồi tưởng về Điệp Viên Hoàn Hảo”. Larry Berman viết: “…cuộc đời của Ẩn không chỉ là một câu chuyện chiến tranh mà còn là câu chuyện về hàn gắn, về lòng trung thành với đất nước và bạn bè. Trong ấn bản mới, tôi đã thêm vào những câu chuyện và tình tiết mới mà hồi năm 2007 chưa thể kể ra. Tôi cũng phản ánh lại việc một số độc giả dân sự và quân sự Mỹ đã phản ứng về cuốn sách của tôi cũng như về nhân vật/con người Phạm Xuân Ẩn như thế nào. Tuy nhiên, điều làm cho ấn bản mới này trở nên rất quan trọng đó là bản dịch mới. Độc giả Việt Nam sẽ lần đầu tiên được đọc câu chuyện về cuộc đời phi thường của Phạm Xuân Ẩn như chính những gì mà ông đã kể với tôi, một người Mỹ viết hồi ký cho ông. Điều này làm cho ấn bản của First News - Trí Việt vừa rất đặc biệt, vừa là một cuốn sách mới chứa đựng rất nhiều thông tin lần đầu tiên công bố…”.

Đặc biệt trong lần in mới này công bố bức thư xúc động của bà Thu Nhàn, vợ thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, gửi tác giả Larry Berman: “Do mắt kém, tôi phải đọc cuốn sách của ông ba lần trong suốt ba ngày, dù tôi muốn đọc xong ngay lập tức: ba ngày đầy cảm xúc, ba ngày đầy nước mắt nhớ thương, đầy tình yêu và sự tiếc nuối… Và giờ đây, mỗi lần đọc lại là tôi không cầm được nước mắt! Một ít người bạn của tôi cũng có cảm xúc như vậy… Nhưng tôi muốn đọc lại nhiều lần để nhớ về chồng tôi.

Đôi lúc, tôi cảm thấy như anh Ẩn còn sống, nhưng thật đau đớn, tôi mãi mãi không thể gặp anh ấy ở bất cứ nơi nào trong cuộc đời thực này nữa. Một nửa thân thể tôi đã chết! Càng thêm tuổi, tôi càng thấy cô đơn khi không còn anh ấy. Đó có phải là định mệnh khắc nghiệt mà tất cả chúng ta đều phải chịu đựng trong cuộc đời này?!”.

Thông tin tác giả:

Larry Berman nhà sử học, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học California đồng thời là một người chuyên tâm nghiên cứu lịch sử cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Ông cũng là tác giả của cuốn sách nổi tiếng Không hòa bình, Không danh dự: Nixon, Kissinger và Sự phản bội ở Việt Nam. Đây là cuốn sách rất có giá trị lịch sử về giai đoạn cuối cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra ở Việt Nam.

Larry Berman
đã phải mất 5 năm và sang Việt Nam 18 lần để thu thập tư liệu cho lần in cuốn sách đầu tiên Điệp Viên Hoàn Hảo và sau đó hàng chục lần cho lần in mới này.

Click để sở hữu ngay cuốn sách

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Tay tìm tay níu tay - Hamlet Trương

Tay tìm tay níu tay là tập tản văn thứ ba của Hamlet Trương được phát hành ngày 25/05/2013, đánh dấu sự trở lại trưởng thành hơn của cây bút của những yêu – thương. Sau (Thời gian để) yêuThương (nhau để đó) là (Tay tìm tay) níu, đây chắc có lẽ là câu trả lời hết sức logic cho câu hỏi : sau những yêu thương là gì? “Em có biết vì sao lại có những kẻ hở giữa những ngón tay không? Đó là vì bàn tay nào cũng cần được lấp đầy bằng một bàn tay khác…” Khó mà định nghĩa được chính xác cảm xúc lửng lơ này, nhưng thấy ưng lòng khi Hamlet Trương mô tả sơ sơ về trạng thái của mình hiện tại. “Tất cả những an yên của cuộc sống này, đều đến với chúng ta qua hơi ấm bàn tay. ” vậy mà anh không hiểu. Chỉ một cái siết chặt tay, người ta sẽ có một sức mạnh vô biên để vượt qua hàng ngàn rào cản, khó khăn và bế tắt. “Tôi hay em, không bao giờ có thể sống một mình. Vì vậy trên con đường đời, chúng ta cần lắm những bàn tay để cùng đi tới. Người này chìa tay cho người kia lúc khổ sở, người này nắm tay dìu người kia khi vấp ngã… Chỉ cần em biết yêu thương, những cái nắm tay sẽ chợt có phép màu!” Tay tìm tay, rồi níu tay… Nhiều khi tự ngồi ngẫm, giá mà ngày xưa có thể bình tĩnh mà nắm tay, xuôi mắt chứ đừng nhắm mắt xuôi tay thì biết đâu… mình vẫn còn nhau.
[IMG]

Giọng văn của Hamlet Trương trong những tác phẩm của anh đều luôn tôn trọng tuyệt đối một vấn đề, đó chính là cảm xúc. Lắm lúc người đọc sẽ bị choáng ngợp bởi hệ cách sắp xếp từ để diễn đạt ý theo mạch cảm xúc, khá lạ và trúc trắc nhưng cái hay ở chỗ chính là, cảm xúc người đọc không vì thế mà mất đi, trái lại, những rối bời ở câu chữ cũng chính là tâm trạng của độc giả.

Chữ "người thương" nghe có thể dễ thương, nhưng bản chất của nó vốn dĩ là một nỗi đau. Vì người ta không thể yêu nhau được, mà cũng không đành nói lời vĩnh biệt, nên người ta mới thương nhau. Trong suốt quãng đường thương nhau, người ta có mấy lần tiếc nuối, và có mấy lần thèm được "nâng cấp" quan hệ, rồi sợ hãi rụt tay, và tiếp tục thương.
Sao không thể thương tôi như yêu?”
[IMG]
Cuộc sống này cần đến những yêu thương và che chở, cũng cần lắm những bàn tay để có được lòng tin vượt qua nhiều chướng ngại. Có phải giản đơn đâu mà người ta tự mình chống chọi lại bao khó khăn của cuộc sống, của xã hội, thậm chí của người với người. Chúng ta cần tình yêu để sống, hay cần sống để yêu? Thật ra, trong quyển sách Tay tìm tay níu tay cơ bản không đem đến câu trả lời chính xác cho những ai muốn sự rạch ròi, đơn giản, Hamlet Trương cho ta cảm nhận được ý nghĩ của tình yêu trong cuộc sống, cũng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu biết yêu thương đúng nghĩa.
Tập tản văn thứ ba này của Hamlet Trương một lần mang đến cho người đọc những cảm xúc chân thật, rối bời, và trọn vẹn. Những câu chuyện nhỏ, bình thường nhưng đủ. Đủ chân thật để ta thấy quen thuộc, đủ dung dị để ta cảm thấy bản thân mình, đủ tình cảm để ta thấy mình còn sống để mà yêu thương.

Hamlet Trương (trái) và trưởng nhóm 356 Jun Phạm trong buổi ra mắt sách




 

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Học đánh vần tiếng Anh


Học đánh vần tiếng Anh nghiêm túc?
Bạn chắc chắn không nghe nhầm!

Với 6 từ vựng dưới đây:
  1. apple
  2. vital
  3. paper
  4. elephant
  5. yesterday
  6. question
Bạn làm thế nào để đọc các từ tiếng Anh này?
-          Đọc theo thói quen và theo phán đoán?
-          Hỏi người khác cách đọc?
-          Tra từ điển?

Nếu bạn đọc theo thói quen và phán đoán: Cách đó sẽ mang tính hên xui, có từ đúng, có từ sai mà bạn không thể ngờ, giống như việc chơi xổ số.
Nếu bạn tra từ điển: Không lẽ với bất cứ từ nào bạn cũng đi tra từ điển để xem cách đọc như thế nào?
Hỏi người khác cách đọc: Không lẽ với bất cứ từ nào bạn cũng đi hỏi người khác cách đọc? Và liệu rằng bạn có chắc người đó sẽ đọc đúng, hoặc đủ rảnh để bạn hỏi hết từ này tới từ khác?

Bạn có tự hỏi mình những câu đại loại như: “Tôi học ngữ pháp rất tốt nhưng lại không nói được tiếng Anh, vì sao thế?”, “Tôi có thể dịch được các câu tiếng Việt sang tiếng Anh, nhưng lại không thể đọc được chính những câu tôi vừa dịch”, hoặc “Con tôi học đánh vần tiếng Việt trong 6 tháng là có thể đọc được tất cả các từ. Vậy tại sao tôi học tiếng Anh 20 năm rồi mà gần như không thể đọc đúng được cả những từ đơn giản nhất?”….
Có khi nào bạn đang học tiếng Anh sai phương pháp?


Thông thường người Việt nói tiếng Anh theo thói quen hoặc tra từ điển. Nhiều người buộc phải dùng tiếng Anh thường xuyên như sinh viên chuyên ngữ, giáo viên hay người phải giao tiếp thường xuyên với người nước ngoài qua nhiều năm tiếp xúc trực tiếp với tiếng Anh thì khả năng nói được cải thiện và dùng từ chuẩn hơn. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh giữa người Việt với người Việt đôi khi có một sự thú vị lớn vì mỗi người phát âm một kiểu, với điều này cuộc hội thoại có thể diễn ra khá trơn tru hoặc mất thời gian nhất định khi phải đoán ý nhau. Nhưng khi trò chuyện với người nước ngoài, đặc biệt là người bản xứ thì người Việt lại gặp trở ngại rất lớn trong việc diễn đạt và phát âm, dẫn đến đối phương không hiểu chúng ta muốn nói gì, chưa kể đến việc các từ đồng âm khác nghĩa rất dễ gây hiểu lầm.

Câu trả lời cho mỗi câu hỏi “Tại sao từ này đọc thế này mà không phải thế kia”, ngay cả giáo viên tiếng Anh cũng chỉ nói với bạn rằng hãy tra từ điển và tập nghe nhiều hơn để quen với cách đọc. Thành thử điều này khiến bạn rất lúng túng mỗi khi gặp những từ mới, mà chẳng thể tự tin đọc chúng một cách chính xác.
Ví dụ: Nếu giáo viên dạy tiếng Anh biết được quy tắc sau:
“Từ hai âm tiết có cấu tạo {O + 1 PHỤ ÂM + AL}, nguyên âm O sẽ đọc thành /OU/”.
Họ sẽ giúp người học đọc tiếng Anh dễ hơn, nhanh hơn và nhớ lâu hơn, tự tin đọc các từ ở trên không cần tra từ điển.
Hãy lắng nghe, nếu bạn không chịu lắng nghe, lấy đâu thấu hiểu?

Khi trẻ bắt đầu nhận mặt chữ, việc đầu tiên chúng làm là học đánh vần. Vậy tiếng Anh có đánh vần được không? Trước đây thì không, nhưng ngay bây giờ với quyển sách này thì . Với một số quy tắc độc đáo và khác biệt nhất được đúc kết trong cuốn sách do người Việt viết hoàn toàn bằng tiếng Việt “Học đánh vần tiếng Anh”, bạn sẽ cảm thấy việc nói chuẩn tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Với thời gian vô cùng ngắn, bạn có thể đọc tốt hàng nghìn từ tiếng Anh, chúng giúp bạn sửa lỗi khi nói và đặc biệt không cần phải tra từ điển hay nói theo phán đoán mỗi lần gặp những từ mới.

Chắc chắn rồi, bạn sẽ không thể nói tiếng Anh lưu loát và chuẩn xác ngay cả khi từ đơn giản nhất cũng không biết đọc và không thể đọc đúng. Bắt đầu ngay hôm nay với “Học đánh vần tiếng Anh” để tạo sự khác biệt cho chính mình và tự tin giao tiếp tiếng Anh ở bất cứ đâu, với bất kì ai đến từ quốc gia nào.

Giờ bạn đã có bước thay đổi mới chưa?

Một là bạn chọn học đánh vần tiếng Anh nghiêm túc.
Hai là hãy cứ nói tiếng Anh theo cách cũ của bạn!
Bạn muốn mua ngay cuốn sách này? Bấm vào đây!


Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Nếu không là tình yêu

Có câu nói,con người trong cả một đời dù sao cũng phải làm vài chuyện khiến bản thân hối hận, như thế cuộc đời mới hoàn chỉnh.
Cho đến tận bây giờ, tôi chỉ làm hai việc giúp cuộc đời mình hoàn chỉnh. Đó là việc đầu tiên là yêu anh và việc thứ hai là gả cho anh.
Anh đã từng nói với tôi, nếu em thật sự yêu một người, dù anh ta không yêu em, em cũng phải tìm mọi cách giành được anh ta, bằng không cả đời này em sẽ không hạnh phúc. Tôi tin vào lời khuyên đó, vì vậy tôi đã sử dụng mọi cách có thể. Cuối cùng, tôi cũng có được anh nhưng rồi tôi lại rời xa anh.
Khi gặp hôn nhân sau hai mươi năm chờ đợi, liệu anh có phân biệt rõ, bao nhiêu là tình thân, bao nhiêu là tình yêu?
Khi hai thân thể hòa nhập là một, liệu anh có phân biệt rõ, bao nhiêu là dục vọng, bao nhiêu là nghĩa vụ?
Lúc gặp lại, lướt qua vai nhau, liệu anh có phân biệt rõ, bao nhiêu là quyến luyến, bao nhiêu là bất lực?
Lúc mười đầu ngón tay đan chặt vào nhau, anh nói ra câu “Anh yêu em, từ rất lâu rồi…”, em mới biết, người động lòng không chỉ có một mình em.

*

Diệp Lạc Vô Tâm là tác giả vốn đã rất quen thuộc với những độc giả Việt Nam với những tác phẩm vô cùng hay. Nếu không là tình yêu là một trong số đó. Cuốn sách lôi cuốn tôi ngay từ những câu đầu tiên, mô tuýp nhân vật nam chính quen thuộc nhưng dưới ngòi bút của chị đã trở nên vô cùng mới lạ. Một Cảnh Mạc Vũ từ nhỏ đã gặp bất hạnh và được nhân nuôi vào một gia đình giàu có. Đẹp trai, phong độ, yêu thương gia đình và có trách nhiệm . Ở ngôi nhà đó, anh đã trở thành một thành viên không thể thiếu và hơn cả đó là vị trí vững chắc trong tim của Cảnh An Ngôn- một cô em gái và một người vợ. Đối với cô anh là tất cả, yêu anh…cô cam chịu mọi điều đau khổ, cho dù là lúc sắp mất đi mạng sống của mình cô vẫn viết lên trang giấy đầy chữ “ hôn”- đó là ước mơ của cô, được lấy anh. Nhưng anh, đánh đồng giữa tình yêu và tình thân, điều đó làm tổn thương cô….Nhưng anh không biết rằng…
Nếu không là tình yêu? Tại sao không thấy cô anh chỉ dám đứng yên một chỗ chờ đợi cô, bởi anh sợ lúc cô quay về sẽ không thấy anh nữa
Nếu không là tình yêu? Tại sao thấy cô đau anh còn đau lòng hơn cả cô đau
Nếu không là tình yêu? Tại sao khi thấy cô cười anh lại hạnh phúc
Nếu không là tình yêu? Tại sao anh vẫn quay về sau khi bị cô vứt bỏ vẫn muốn được ôm lấy cô vào lòng
Bởi khi đó anh cũng không biết từ bao giờ anh đã yêu cô, thứ tình cảm đã không còn là tình than mà chính là tình yêu. Anh yêu cô. Thứ tình yêu đã chẳng còn tồn tại trên tinh thần trách nhiệm mà đã trở thành mãnh liệt hơn bất cứ thứ gì mà anh nắm trong tay.
Đọc cả tác phẩm từng lời nói hành đông của cô và anh đã thật sự làm cho độc giả phải cảm động về thứ tình yêu đó, ngẫm nghĩ nhiều hơn về tình yêu thật sự, tình căm gia đình và hơn cả nhận ra được mình cần gì trước khi quá trễ bởi có nhiều thứ khi mất đi sẽ không bao giờ lấy lại được.

Thông tin tác giả:
Diệp Lạc Vô Tâm – nữ tác giả ngôn tình Trung Quốc rất được các độc giả trên các trang mạng văn học yêu thích. Cô được độc giả Việt Nam biết đến qua những tác phẩm như Ngủ Cùng Sói, Hôn Sói, Chân Trời Góc Bể, Mãi Mãi Là Bao Xa, Gió Đem Ký Ức Thổi Thành Những Cánh Hoa,...