Kim Kiền, một cô gái của thế kỉ 21,
không những không xinh đẹp mà trông lại chẳng khác gì nam nhi, mắt nhỏ,
mình dây, gương mặt chẳng có nét gì nổi trội cả. Đã vậy tính tình còn ở
dưới mức bình thường, đã ham tiền lại háo sắc, nhát chết nhưng mê giai,
chỉ cần thấy giai đẹp là mắt sáng như đèn pha. Có thể nói, Kim Kiền
chính là một cô gái hết sức, hết sức tầm thường, cũng giống như cái tên
Kim Kiền của cô vậy. (“Kim Kiền” nghĩa là quỳ gối trước đồng tiền.)
Vì hám tiền mà Kim Kiền đồng ý làm “vật
thí nghiệm” cho cỗ máy xuyên không của một nhà khoa học, ngờ đâu cô
thật sự xuyên không về quá khứ, rơi xuống đúng đầu hai nhân vật “tai
tiếng” trong giang hồ là Y Tiên và Độc Thánh. Nhờ cơ duyên kỳ ngộ trên
trời rơi xuống này mà Kim Kiền được hai vị Y Tiên và Độc Thánh nhận làm
đệ tử, truyền cho cách chữa bệnh dùng độc. Sau những ngày tháng bị “nhồi
nhét” vô số các phương thức hại người (và cứu người), cuối cùng cũng
đến ngày nàng “thành tài” và bị đá ra chốn giang hồ.
Nàng cải trang nam nhi, vào Khai Phong
phủ làm bộ khoái, cấp dưới của Triển Chiêu, giúp Bao đại nhân phá án và
gây ra hàng loạt các tình huống dở khóc dở cười…
Một Bao đại nhân liêm khiết chính trực,
một Công Tôn Sách đa mưu túc trí, “gian xảo” vô cùng, một Ngự Miêu Triển
Chiêu đẹp trai ngời ngời, nghĩa khí đầy mình, là “Idol” của cả thành
Biện Lương, một Kim Kiền miệng lưỡi dẻo quẹo, chuyên gia nịnh bợ, ham
tiền, háo sắc, mê giai đẹp… tất cả kết hợp với nhau trong một Khai Phong
Phủ gần gũi, ấm áp và… thật hơn là những câu chuyện truyền kì được
người đời ca tụng.
*
Tôi là một người thích đọc những quyển tiểu thuyết có nội dung hoặc kết
thúc buồn. Vì tôi nghĩ như thế sẽ để lại ấn tượng sâu sắc hơn sau khi
đọc mỗi cuốn sách. Nhưng quả thật quyển sách này đã khiến cho tôi có
cách nhìn khác hơn về tiểu thuyết mang tính chất hài hước.
Tác giả Âu Dương Mặc Tâm đã vô cùng khéo léo kết hợp giữa lối viết tiểu thuyết cổ đại và lối viết tiểu thuyết hiện đại. Một cách viết văn rất mới mẻ và độc đáo. Đồng thời miêu tả rất chi tiết nội tâm và ý nghĩ của nhân vật Kim Kiền. Mang lại những tình huống dở khóc dở cười. Hơn nữa, nhân vật Kim Kiền trong truyện luôn nhớ rằng bản thân mình là một người hiện đại. Thường thì những nhân vật chính sau khi xuyên không sẽ sống như những người ở thời đại đó. Còn Kim Kiền thì luôn mang suy nghĩ mình là một người hiện đại, từ đó dẫn đến nhiều chi tiết bất đồng về suy nghĩ của Kim Kiền với suy nghĩ của những người cổ đại khác khiến độc giả phải cười.
Tôi nhận thấy thật ra xem tiểu thuyết hài hước cũng có cái hay của nó. Nếu như những tiểu thuyết buồn khiến chúng ta cảm nhận sâu sắc nỗi đau của nhân vật trong tiểu thuyết, đem lại cảm xúc mãnh liệt hơn và dư âm sâu sắc hơn thì tiểu thuyết hài hước sẽ mang lại những trận cười sảng khoái, làm cho chúng ta đôi khi nhớ lại những chi tiết đó vẫn cảm thấy buồn cười.
Tác giả Âu Dương Mặc Tâm đã vô cùng khéo léo kết hợp giữa lối viết tiểu thuyết cổ đại và lối viết tiểu thuyết hiện đại. Một cách viết văn rất mới mẻ và độc đáo. Đồng thời miêu tả rất chi tiết nội tâm và ý nghĩ của nhân vật Kim Kiền. Mang lại những tình huống dở khóc dở cười. Hơn nữa, nhân vật Kim Kiền trong truyện luôn nhớ rằng bản thân mình là một người hiện đại. Thường thì những nhân vật chính sau khi xuyên không sẽ sống như những người ở thời đại đó. Còn Kim Kiền thì luôn mang suy nghĩ mình là một người hiện đại, từ đó dẫn đến nhiều chi tiết bất đồng về suy nghĩ của Kim Kiền với suy nghĩ của những người cổ đại khác khiến độc giả phải cười.
Tôi nhận thấy thật ra xem tiểu thuyết hài hước cũng có cái hay của nó. Nếu như những tiểu thuyết buồn khiến chúng ta cảm nhận sâu sắc nỗi đau của nhân vật trong tiểu thuyết, đem lại cảm xúc mãnh liệt hơn và dư âm sâu sắc hơn thì tiểu thuyết hài hước sẽ mang lại những trận cười sảng khoái, làm cho chúng ta đôi khi nhớ lại những chi tiết đó vẫn cảm thấy buồn cười.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét