Pages

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Ngàn năm áo mũ

Ngàn năm áo mũ và 21 trang tuyệt vời
Theo đó cuốn sách này không phải là món bia hơi bạn có thể uống nhanh chóng. Nó giống như thứ rượu ngon cần phải được nhâm nhi chậm rãi và thưởng thức bằng một nhịp độ ung dung, bởi bạn thực sự cần phải đọc toàn bộ những trích dẫn một cách cẩn thận. Vì vậy, tôi sẽ phải mất một khoảng thời gian để đọc hết cuốn sách này, nhưng đó sẽ là một hành trình thú vị.



Năm 1971, Alexandre Woodside đã xuất bản một công trình mang tên Vietnam and the Chinese Model: A Comparative Study of Nguyễn and Ch’ing Civil Government in the First Half of the Nineteenth Century [Việt Nam và mô hình Trung Hoa: Một nghiên cứu so sánh về chính quyền dân sự nhà Nguyễn và nhà Thanh ở nửa đầu thế kỉ XIX]. Chủ đề cơ bản của cuốn sách này là: Việt Nam là một vùng đất “Đông Nam Á” và rồi nhà Nguyễn đã “kế thừa” một “mô hình cai trị Trung Hoa” vốn không thực sự phù hợp với thực tế “Đông Nam Á” của Việt Nam.
Gần đây tôi có nghe một buổi nói chuyện của Giáo sư Woodside trong đó ông soát lại một số trong số những vấn đề ấy. Không có gì là ngạc nhiên khi ông không còn nói về một “mô hình Trung Hoa” nữa, mà thay vào đó, ông nói về những thứ như “các quốc gia quốc tế hóa” và “những sự lan truyền xuyên quốc gia”.


Tôi nói “không có gì là ngạc nhiên” bởi bên cạnh thực tế hiển nhiên là bất kì một con người sáng trí nào cũng sẽ luôn luôn có những ý tưởng khác về những gì ông/bà ta viết hơn bốn mươi năm trước đó, Alexandre Woodside còn dành nhiều thời gian để tư duy so sánh (xem chẳng hạn cuốn Lost Modernities: China, Vietnam, Korea, and the Hazards of World History [Những tính hiện đại bị đánh mất: Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên, và nguy cơ của lịch sử thế giới] của ông), và việc tư duy so sánh có thể xem về mặt tri thức là rất khai phóng.
Về tác giả: 

Trần Quang Đức sinh năm 1985 tại Hải Phòng. Năm 2004, khi đang là sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà Nội, anh đã đạt giải nhất cuộc thi Cầu Hán Ngữ lần thứ 3 - dành cho sinh viên chuyên ngành tiếng Hán trên toàn thế giới. Năm 2009, anh tốt nghiệp tại Đại học Bắc Kinh Trung Quốc. Từ năm 2010 đến 2012, trong khi công tác tại phòng Tu thư thuộc Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam, anh tập trung nghiên cứu văn hóa trang phục Việt và viết cuốn sách Ngàn năm áo mũ. Hiện Trần Quang Đức là nghiên cứu viên thuộc Viện Nghiên cứu Văn học Việt Nam. Anh đồng thời là dịch giả của các tác phẩm Trà kinh (2008), Chuyện tình giai nhân (2011) và Trường An loạn (2012).
Tìm hiểu cuốn sách này tại ĐÂY
HOẶC:
Click để tìm 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét