Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương là chấp bút của một bà mẹ Do Thái sinh ra
và lớn lên ở Thượng Hải, đã bồi dưỡng con cái của mình trở thành triệu phú. Vô
Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương là tác phẩm giáo dục xuất sắc, đã làm
mưa làm gió tại thị trường Trung Đông và Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
Sara là hậu duệ của những người Do Thái đã đến
định cư lâu đời tại Thượng Hải, bà sinh được 3 người con: 2 trai, 1 gái. Sau
khi quan hệ Trung Quốc – Israel được xác lập, trước tiếng gọi trở về cố quốc,
Sara đã từ bỏ cuộc sống phồn hoa nơi Thượng Hải, mang theo 3 đứa con trở về
Israel – nơi người dân đang ngày ngày phải chịu đựng khói lửa chiến tranh, bắt
đầu một trải nghiệm giáo dục ‘’xuyên quốc gia’’ đặc biệt của mình.
Với mong muốn con mình học hành giỏi giang, sau
khi tốt nghiệp đại học sẽ tìm được một công việc như ý và sống cuộc sống hạnh
phúc. Thế nhưng, những gì mắt thấy tai nghe sau khi trở về Israel đã khiến bà
từ bỏ hình ảnh của một ‘’bà mẹ Trung Quốc’’ để trở thành ‘’ Bà mẹ Do Thái’’.
Hình ảnh của ‘’Bà mẹ Do Thái’’ này khiến không ít người cho rằng đây là cách
giáo dục khá tàn nhẫn, thế nhưng những gì mà bà mang lại cho các con đã khiến
họ mở thêm một tầm nhìn mới về cách yêu thương con cái.
Do Thái là một dân tộc huyền bí, từng xuất hiện
nhiều triết gia vĩ đại và doanh nhân thành công ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Mặc dù dân số không đông nhưng lại có nguồn sức mạnh tiềm ẩn khổng lồ, chưa
biết chừng còn nắm giữ huyết mạch của cả thế giới.
Tích hợp phương pháp giáo dục của Trung Quốc và
Do Thái, Sara cho rằng: “Người nào nuông chiều con cái, ắt có ngày người đó
phải băng bó vết thương cho con. Mềm mỏng là hại, tàn nhẫn là yêu!” Bà cũng ví
von: “Một số cha mẹ Trung Quốc yêu thương con giống hình tử cung, còn các bậc
cha mẹ Do Thái yêu thương con cái như hình đống lửa.”
Giáo dục con cái là một môn học, một nghệ thuật,
mà tất cả mọi người đều phải học tập. Đáng thương cho tấm lòng cha mẹ trong
thiên hạ, nếu không học cách nuôi dạy con đúng đắn thì chắc chắn sẽ chuốc lấy
hậu quả đáng sợ và đáng hận. “Con muốn học mà cha mẹ không dạy” cũng bi thương
như “con muốn nuôi, mà cha mẹ chẳng còn”. Vậy cha mẹ cần dạy dỗ con một cách
khoa học như thế nào? Đó là một câu hỏi và cũng là một vấn đề lớn có liên quan
mật thiết đến sự thành công hay thất bại của một người và cũng như sự hưng
thịnh hay suy thoái của cả một dân tộc.
Tìm đọc cuốn sách này:
Tìm đọc cuốn sách này:
Click đây |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét