Hoàng tử bé được viết ở New York trong những ngày
tác giả sống lưu vong và được xuất bản lần đầu tiên tại New York vào năm
1943, rồi đến năm 1946 mới được xuất bản tại Pháp. Không nghi ngờ gì,
đây là tác phẩm nổi tiếng nhất, được đọc nhiều nhất và cũng được yêu mến
nhất của Saint-Exupéry. Cuốn sách được bình chọn là tác phẩm hay nhất
thế kỉ 20 ở Pháp, đồng thời cũng là cuốn sách Pháp được dịch và được đọc
nhiều nhất trên thế giới. Với 250 ngôn ngữ dịch khác nhau kể cả phương
ngữ cùng hơn 200 triệu bản in trên toàn thế giới, Hoàng tử bé được coi là một trong những tác phẩm bán chạy nhất của nhân loại.
Ở Việt Nam, Hoàng tử bé được dịch và xuất bản khá sớm. Từ năm 1966 đã có đồng thời hai bản dịch: Hoàng tử bé của Bùi Giáng do An Tiêm xuất bản và Cậu hoàng con của Trần Thiện Đạo do Khai Trí xuất bản. Từ đó đến nay đã có thêm nhiều bản dịch Hoàng tử bé mới của các dịch giả khác nhau. Bản dịch Hoàng tử bé lần này, xuất bản nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hoàng tử bé
ra đời, cũng là ấn bản đầu tiên được Gallimard chính thức chuyển nhượng
bản quyền tại Việt Nam.
*
Bản thân tôi đã nghe về "Hoàng tử bé", cũng định sẽ tìm đọc một đôi lần nhưng cuộc sống đôi khi xô đẩy làm người ta hiếm khi làm được và đúng như những gì mình muốn. Thế nên cũng mới gần đây thôi, mới đọc được cuốn sách này và đã thích, cực kì thích. Đây cũng là lần đầu tiên tôi đọc lại một cuốn sách đến lần thứ 3-4 trong vòng một tháng và lúc nào gấp sách lại cũng có cảm giác buồn vương, lãng đãng phất phơ kì lạ. Được mệnh danh là tác phẩm nên thơ, lãng mạn bậc nhất của văn học thế giới, “Hoàng Tử Bé” như một làn gió mát từ những ngày tháng xưa cũ, làm sống lại những suy nghĩ và cảm xúc trong lành, mát rượi và cả cách nhìn đời đơn giản và tươi sáng nhất tưởng đã quên từ lâu lắm…Cuốn sách như một dòng suối mát lạnh, tưới tắm những tâm hồn vốn ngày thêm cằn cỗi, già nua. Và dòng suối ấy sẽ vẫn còn chảy mãi, vẫn sẽ âm thầm nuôi dưỡng những tâm hồn đã từng một thời là hoàng tử bé.
Cũng nói thêm là cảm nghĩ của cá nhân tôi dựa trên bản dịch của bác Bùi Giáng. Vì với một người đã từng đọc bản tiếng Anh, bản dịch của Vĩnh Lạc thì bản dịch của bác Bùi Giáng quả lại trong tôi nhiều ấn tượng nhất. Được mệnh danh là bậc thầy ngôn từ của văn học Việt Nam, có người cho rằng thế kỉ 19 chúng ta có Nguyễn Du và phải chờ đến một thế kỉ sau văn học Việt Nam mới có được một bậc thầy như Bùi Giáng. Tất nhiên sự tài hoa ấy không thể hiện rõ nhất trong tác phẩm này nhưng nó đã ảnh hưởng rất lớn tới độ “cảm” của nguyên tác khi chuyển thể sang tiếng Việt. Có phần kì quặc nhưng lại rất sáng tạo, cực kì biểu cảm, ấn tượng và ngộ nghĩnh. Đó là những cảm nhận về cách hành văn của tác giả, những cách biểu đạt như “hàng đống bự, hàng khối bự những nhân vật nghiêm trọng bảnh bao…lôi theo mình một bầy voi đồ sộ…cuộc đời bé bỏng sầu tư …ngượng ngùng đầy mặt…luyện tập thao diễn đón đưa đú đởn…và duỗi thân xuống cỏ, chàng nằm khóc miên man…một người bạn thiết..bay lăng quăng khắp chốn địa cầu…canh cải ý kiến của tôi được chi mấy chút….” đã làm cho bản dịch "Hoàng tử bé" của Bùi Giáng trở thành tác phẩm lãng mạn, nên thơ và tuyệt vời nhất khi được dịch sang tiếng việt. Chính nó cũng đã góp phần làm độc giả Việt Nam yêu thích và biết đến tác phẩm này nhiều hơn.
Tóm lại, “Hoàng Tử Bé” không dành cho những ai mong muốn một câu chuyện với những kịch tính cao trào, những nhân vật chính diện – phản diện với mưu toan, thủ đoạn…Mà như đã nói từ đầu cuốn sách dành cho những người-lớn-trẻ-con. Đủ lớn cảm được cái sâu sắc của câu chuyện nhưng vẫn đủ thơ trẻ để đắm mình trong cái nên thơ, trong không khí nên thơ lãng mạn của tác phẩm.
*
Cũng nói thêm là cảm nghĩ của cá nhân tôi dựa trên bản dịch của bác Bùi Giáng. Vì với một người đã từng đọc bản tiếng Anh, bản dịch của Vĩnh Lạc thì bản dịch của bác Bùi Giáng quả lại trong tôi nhiều ấn tượng nhất. Được mệnh danh là bậc thầy ngôn từ của văn học Việt Nam, có người cho rằng thế kỉ 19 chúng ta có Nguyễn Du và phải chờ đến một thế kỉ sau văn học Việt Nam mới có được một bậc thầy như Bùi Giáng. Tất nhiên sự tài hoa ấy không thể hiện rõ nhất trong tác phẩm này nhưng nó đã ảnh hưởng rất lớn tới độ “cảm” của nguyên tác khi chuyển thể sang tiếng Việt. Có phần kì quặc nhưng lại rất sáng tạo, cực kì biểu cảm, ấn tượng và ngộ nghĩnh. Đó là những cảm nhận về cách hành văn của tác giả, những cách biểu đạt như “hàng đống bự, hàng khối bự những nhân vật nghiêm trọng bảnh bao…lôi theo mình một bầy voi đồ sộ…cuộc đời bé bỏng sầu tư …ngượng ngùng đầy mặt…luyện tập thao diễn đón đưa đú đởn…và duỗi thân xuống cỏ, chàng nằm khóc miên man…một người bạn thiết..bay lăng quăng khắp chốn địa cầu…canh cải ý kiến của tôi được chi mấy chút….” đã làm cho bản dịch "Hoàng tử bé" của Bùi Giáng trở thành tác phẩm lãng mạn, nên thơ và tuyệt vời nhất khi được dịch sang tiếng việt. Chính nó cũng đã góp phần làm độc giả Việt Nam yêu thích và biết đến tác phẩm này nhiều hơn.
Tóm lại, “Hoàng Tử Bé” không dành cho những ai mong muốn một câu chuyện với những kịch tính cao trào, những nhân vật chính diện – phản diện với mưu toan, thủ đoạn…Mà như đã nói từ đầu cuốn sách dành cho những người-lớn-trẻ-con. Đủ lớn cảm được cái sâu sắc của câu chuyện nhưng vẫn đủ thơ trẻ để đắm mình trong cái nên thơ, trong không khí nên thơ lãng mạn của tác phẩm.
*
Tôi cứ sống cô độc như vậy, chẳng có một ai để chuyện trò thật
sự, cho tới một lần gặp nạn ở sa mạc Sahara cách đây sáu năm. Có thứ gì
đó bị vỡ trong động cơ máy bay. Và vì ở bên cạnh chẳng có thợ máy cũng
như hành khách nào nên một mình tôi sẽ phải cố mà sửa cho bằng được vụ
hỏng hóc nan giải này. Với tôi đó thật là một việc sống còn. Tôi chỉ có
vừa đủ nước để uống trong tám ngày.
Thế là đêm đầu tiên tôi ngủ trên cát, cách mọi chốn có người ở
cả nghìn dặm xa. Tôi cô đơn hơn cả một kẻ đắm tàu sống sót trên bè giữa
đại dương. Thế nên các bạn cứ tưởng tượng tôi đã ngạc nhiên làm sao, khi
ánh ngày vừa rạng, thì một giọng nói nhỏ nhẹ lạ lùng đã đánh thức tôi.
Giọng ấy nói:
“Ông làm ơn… vẽ cho tôi một con cừu!”
0 nhận xét:
Đăng nhận xét