Pages

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỌC SÁCH HIỆU QUẢ

Sách Hay 24 chia sẻ bạn 2 cách đọc sách hiệu quả, giúp bạn đọc được nhiều sách hơn với khoảng thời gian ít hơn với phương pháp đọc nhanh của Buzan, và thu được nhiều kiến thức hơn với phương pháp đọc mới của Vitor Vance

Phương pháp đọc nhanh của BUZAN

è Phương pháp này áp dụng để đọc tiểu thuyết, đọc truyện tranh, truyện ngắn, thơ ca vè do loại sách này viết bằng các từ ngữ rất dễ hiểu và nhiều hình ảnh dễ liên tưởng thế nên đọc xong sách thường rất trắng.



1.      Tăng tốc – mức thoải mái. Bạn lái xe với tốc độ bao nhiêu thì thấy thoải mái, và đến mức nào thì chạm ngưỡng bất an? Đọc sách cũng vậy, hãy chọn cho mình một mức tăng tốc vẫn còn nằm trong mức thoải mái. Bạn có thể từ từ nâng mức này lên bằng cách chậm rãi tăng tốc để quen với cảm giác đó, giảm tốc nếu thấy khó chịu.
2.      Xem quyển sách là một vỉa QUẶNG chứ không phải VÀNG. Sách chứa đựng hàng tấn quặng, và người đọc cần sàng lọc ra để lấy vàng trong đó. Hãy bỏ qua những thứ không cần thiết.
3.       Không đọc thành tiếng. Thuở nhỏ đọc hay thành lời, và nhiều người vẫn không bỏ thói quen đáng yêu ấy, hay ít nhất cũng là lẩm nhẩm, hay mấp máy môi. Để trở thành tay đua sách, bạn cần biết nguyên tắc eye-and-mind. Mắt mới là cổng thông tin dẫn kiến thức đến bộ não, không phải tai hay miệng. Hãy nghĩ quyển sách sẽ đi vào đầu bạn bằng đôi mắt, uống sách bằng mắt.
4.       Sử dụng ngón tay. Cũng là một thói quen thuở xưa, nhưng nên giữ, và sẽ được nâng lên mức độ cao hơn. Ngón tay như cái cờ hiệu dẫn đường, bắt bạn phải duy trì tốc độ. Bởi vì đọc bằng mắt, nên với ngón tay bạn sẽ biết được mình đang đọc ở tốc độ nào. Ngón tay giữ chúng ta ở trọng tâm, không rẽ trái rẽ phải hay đánh cua, và tránh cả trường hợp “đi đường tắt”, bỏ qua nội dung. Cũng có thể dùng cây bút để thay thế, nhưng vẫn nên dùng tay vì tay thì lúc nào cũng mang theo, rất linh hoạt và cơ động.
5.      Không liếc lại. Khi đọc bằng sách, đôi lúc xảy ra tình trạng vô tình liếc lại những gì ta đã đọc (mà không có chủ ý), điều này xảy ra thường xuyên mà ta không biết. Hãy thử để ý, nếu phát hiện ra mình đã liếc lại, hãy tự nhủ quyển sách cũng như đoạn phim chiếu ngoài rạp, đoạn ấy có hay mấy cũng không thể tua lại được. Cứ giữ vững tốc độ tiến về phía trước.
6.       Tầm nhìn ngoại biên. Thông thường thì ta sẽ đọc lướt qua từ trái sang phải (nếu bạn không phải là người Ả Rập). Nhưng hãy đọc cách tạo ra tầm nhìn ngoại biên. Hãy giả dụ có một đường kẻ dọc ngay chính giữa trang sách, tập trung mắt của bạn vào những điểm trên đường thẳng ấy, đi từ trên xuống dưới. Để mắt thâu tóm lấy những cụm từ hai bên, giống như khi lái xe trên đường tuy luôn nhìn thẳng nhưng bạn vẫn có thể để ý sự vật hai bên đường vậy. Có thể thử bằng cách kẻ một đường bút chì như đã nêu và luyện tập. Khi đã quen, bạn sẽ có thể tự vẽ một đường vô hình trên mọi trang sách.


7.       Từ chốt. 40 – 60% chữ trong một trang là các từ không phải then chốt hay quan trọng. Thật vậy, nếu xóa đi những từ ấy, bạn vẫn có thể hiểu được nội dung của đoạn văn. Chúng có mặt ở đó để làm nhiệm vụ liên kết lại các TỪ CHỐT. Luyện tập để có thể nhận diện được những từ chốt này, còn những chỗ khác xem như là chỗ trống, bộ não sẽ tự động điền vào thông tin thiếu. Tốc độ đọc của bạn sẽ tăng lên đáng kể.
8.       Không nghỉ mắt. Nghỉ mắt đây có nghĩa là bạn dừng lại bất chợt ở một từ nào đó, như xe buýt tới trạm vậy. Điều này làm giảm tốc độ của mắt. Hãy duy trì sự liên tục, có thể không quá nhanh, nhưng đừng dừng lại. Còn trường hợp nghỉ mắt vì mỏi mắt thì đương nhiên rất cần thiết rồi, và cũng nhớ chớp mắt để làm ẩm giác mạc nhé.
9.       Giải lao. Đừng đọc quá mê mải. Mỗi giờ hãy nghỉ ngơi 5, 10 phút, uống nước, ăn nhẹ. Hoặc cũng có thể gấp sách lại sau mỗi 100 trang và để 1 tiếng sau vậy.
10.  Đồng hồ cát. Bạn cần đọc hết 300 trang sách? Hãy quyết định nên đọc nhanh mức nào. Tốc độ trung bình là 250 từ / phút (hay 1 trang / phút). Nếu bạn đọc 100 trang trong 1 tiếng, nghĩa là bạn đạ đạt vận tốc 1.7 trang / phút rồi đó. Hãy lên dây cót cho từng phiên đọc của mình.

  Phương pháp đọc thấm nhuần siêu đẳng của VITOR VANCE




è Phương pháp này áp dụng cho các loại sách viết không dễ hiểu cho lắm, nhiều thuật ngữ chuyên môn chuyên ngành mà đọc một lần mà ko thể hiểu hết được.
Với phương pháp đọc này bạn cần chuẩn bị thêm 2 công cụ: bút chì/ bút highlight + cuốn sổ nhỏ hoặc tờ giấy nháp. Nếu muốn áp dụng phương pháp này bạn đừng ngại sách bẩn, bởi gạch và viết ghi chú bừa bãi vào sách là đặc trưng của cách đọc này.
Việc tập hợp các từ khóa trong sách giáo khoa giống như việc thu nhặt những hạt gạo từ cánh đồng lúa mênh mông. Có thể mất nhiều thời gian lúc đầu để thu lượm chúng và sàng lọc ra những hạt gạo trắng ngần. Tuy nhiên, sau khi việc này hoàn tất, chúng ta chỉ cần ăn số gạo đó, vì chúng chính là tinh chất từ cánh đồng mang lại nguồn năng lượng cần thiết. Nếu bạn thấy việc ăn nguyên 1 bó lúa thay vì 1 chén cơm thật là nực cười, thì việc bạn cố gắng nhớ từng từ trong sách thay vì các từ khóa cũng thế thôi.

Cách đọc:
1.    Dùng bút gạch chân vào từ khóa và gạch chân đậm những tinh hoa.
-         Dùng bút gạch chân vào từ khóa để hiểu ý muốn nói của câu:
-         Gạch chân đậm cả câu tâm đắc, tinh hoa tinh túy trong sách.
-         Gạch chân toàn bộ những câu tục ngữ hay hay, những câu mình thấy tâm đắc, hay những hình ảnh ví von găm sâu vào trong đầu,những câu nói danh ngôn kinh điển, những tinh hoa tinh túy của sách.
-         Gạch chân từ chưa hiểu (từ khóa) để phân tích.
2.    Phương pháp ghi chú
-         Dùng bút ghi ra những suy nghĩ, nhận định, quan điểm cá nhân của mình vào sách khi đọc đến câu mà sách nói. Ví dụ: liệu có cách khác ko? chả hiểu gì cả? chả hiểu gì cả?
3.    Dùng kí hiệu ghi vào sách
-         Kí hiệu "?" với những chỗ ,ý mà sách viết mà mình ko hiểu và viết ra câu hỏi ra sách. Ví dụ :" sao nó lại thế này nhỉ? cái này là cái gì? vì sao lại gọi nó là như thế? Lần đọc thứ 2 sẽ là lần tìm các kí hiệu “?” để trả lời nó (Viết câu trả lời ra cạnh câu hỏi).
-         Kí hiệu: “+”:với những chỗ bạn chưa thật sự thấm nhuần và còn hơi phân => Lần đọc thứ 2 sẽ tìm kí hiệu này để đào sâu nó, mở rộng nó.
-         Kí hiệu “V” với chỗ bạn đã thấm nhuần và đồng ý với điều sách nói --> lần đọc thứ 2 chỉ cần lướt qua và củng cố lại cho nhớ.
-         Ký hiệu ngôi sao: những điều mới lạ bây giờ mình mới biết đấy --> lần đọc thứ 2 gặp kí hiệu này --> coi như kiến thức đó đã biết rồi.
-         Ký hiệu bông hoa: tinh hoa tinh túy, phần quan trọng nhất của cuốn sách --> lần đọc thứ 2 tìm cái này để nêu ra những điểm tâm đắc, tinh tuy nhất hay nhất của sách.
Bạn có thể tùy biến các ký hiệu theo ý mình sao cho dễ nhớ nhất.
4.    Dùng bút ghi chú bổ sung vào sách.
     Ghi chú bổ sung sách những gì mình biết nhiều hơn, thường vẽ 1 cái mũi tên --> bổ sung ý "……" vào.

è      Điều mấu chốt của phương pháp này là ghi chú,bổ sung tòan bộ suy nghĩ của mình vào sách và gạch chân những gì quan trọng (kết hợp với gạch chân từ khóa để hiểu ý sách nói) vào sách.

Những vấn đề cần lưu ý để việc đọc sách trở nên hiệu quả:
-         Chọn sách đúng mục đích.
-         Gạch chân và đánh giá những nội dung có giá trị với bản thân.
-         Đọc sách nhiều lần để khai thác và hiểu hết được nội dung cuốn sách.
-         Áp dụng vào thực tế cuộc sống








3 nhận xét:

Unknown nói...

bài viết rất hay

Thias NT nói...

Cảm ơn bạn Bích ^^

Unknown nói...

Bài viết hay !
download sach dien tu mien phi
Tặng bạn 1 bộ ebook miễn phí

Đăng nhận xét